Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 29 - 30)

ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) bao gồm địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn, khống sản, sinh vật… Đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến điều kiện cư trú, chất lượng môi trường sống, phân bố dân cư.

Khí hậu: là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nói chung,

khí hậu ấm áp ơn hồ, thường thu hút đơng dân cư cịn khí hậu khắc nghiệt (nóng q, lạnh q) ít thu hút con người. Trong thực tế, nhân loại tập trung đông ở khu vực ơn đới sau đó đến khu vực nhiệt đới. Trong cùng một đời con người ưa thích khí hậu có tính chất hải dương hơn có tính lục địa. Trong khu vực nhiệt đới thì khu vực nhiệt đới gió mùa thường có mật độ dân cư tập trung đơng hơn các khu vực khác thuộc nhiệt đới. Khu vực cận cực và cực mùa đơng q lạnh khơng có mặt trời thường xun, bức xạ thấp, khơng có khả năng phát triển trồng trọt do đó dân cư thưa thớt.

Nước: là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự phân bố dân cư vì nước rất cần thiết

cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Có thể nói, nơi nào có nước thì nơi đó có con người sinh sống. Các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực sông lớn như: văn minh Lưỡng Hà (Babylone) ở lưu vực sông Tigre và Euphrate, văn minh Ai

Cập ở lưu vực sông Nil, văn minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn - Hằng… Ngày nay, các vùng này vẫn là những nơi có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới đều có sơng chảy qua. Địa hình và đất đai cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ thuận tiện cho hoạt động nơng nghiệp thì dân cư đơng đúc. Những đồng bằng châu thổ của các con sông lớn là nơi hội đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai, nguồn nước) cho cư trú và sản xuất nên đông dân. Ngược lại, những vùng núi non hiểm trở, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn là những vùng ít có sức thu hút dân cư. Trên bình diện thế giới, đa số dân cư tập trung trên các đồng bằng có độ cao tuyệt đối khơng quá 200m, đấy là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cả việc cư trú và sản xuất.

Khoáng sản: việc khai thác các loại khoáng sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất và

sinh hoạt của con người không nhất thiết đưa đến sự tập trung dân cư trong mọi trường hợp, mà còn tùy thuộc vào những điều kiện xã hội và kỹ thuật. Việc khai thác các mỏ than ở Anh đã đưa đến sự tập trung dân cư rất lớn, tạo thành những vùng liên thị. Ngược lại ở Mỹ, với tổ chức kỹ thuật khai thác, các vùng có khai thác than khơng phải là nơi đơng dân. Ở châu Âu, nhất là ở Pháp, các mỏ sắt thu hút sự tập trung dân cư, ngược lại ở Mỹ và Liên Xơ (cũ) khơng có sự tập trung dân cư tại các vùng này.

Địa hình và đất đai cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Những

châu thổ màu mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang, Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ở các hoang mạc và thảo ngun khơ cằn có rất ít dân cư. Địa hình lại thường có mối quan hệ với độ phì nhiêu của đất đai. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đơng đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư. Nhìn chung trên thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao khơng q 200m so với mặt nước biển vì có nhiều thuận lợi cho cả sản xuất lẫn cư trú.

Ngoài các yếu tố trên cịn có các điều kiện sinh vật, sơng ngịi, biển...

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w