VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 49 - 52)

TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Vị trí địa lý phạm vi lãnh thổ và lịch sử hình thành

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Nai nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế phát triển năng động nhất nước ta hiện nay. Đồng Nai cịn là tỉnh có hoạt động kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ hàng đầu cả nước. Tỉnh cịn là đầu mối giao thơng quan trọng nối liền với hai vùng kinh tế quan trọng là Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ, nằm gần Tp.Hồ Chí Minh là thành phố lớn mạnh về phát triển CN và dịch vụ, Đồng Nai cũng chịu tác động của hiện tượng lan tỏa đơ thị hóa từ Tp.Hồ Chí Minh sang và chịu ảnh hưởng bởi chuỗi lãnh thổ ven thành phố, có q trình tập trung dân cư đơng nhất và q trình đơ thị hóa nhanh nhất cả nước. Trong những năm gần đây, Đồng Nai là đầu mối hạt nhân về khoa học công nghệ, với những ngành kinh tế có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước.

Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km², có tọa độ từ 10030’03”B đến 11034’57’’B và từ 106045’30Đ đến 107035’00"Đ, tiếp giáp với các tỉnh sau: phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố và 9 huyện. Đây là tỉnh có dân số đơng thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đơng thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đơ thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đơng Nam Bộ (sau Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang). Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở TP. Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và huyện Trảng Bom, Long Thành.

Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đơng nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với hai thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

Nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết nối ba vùng Đơng Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên. Đồng Nai có thể giao thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (khi sân bay Long Thành được xây dựng hồn thành). Đồng Nai có điều kiện vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu thương mại.

Tiếp giáp với Bà Rịa – Vũng Tàu, một trung tâm công nghiệp, du lịch đặc biệt khu khai thác dầu trên biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai có điều kiện phối hợp để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nhất là công nghiệp lấy nguyên liệu từ dầu mỏ và khí thiên nhiên, mở rộng khơng gian kinh tế về phía Đơng hội nhập vào phát triển kinh tế ven biển.

Nằm trên trục đường giao thơng quan trọng có các tuyến đường đi qua như: Tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam, quốc lộ 20 nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, quốc lộ 51 và 56 chạy từ đơng sang tây nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước với Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng Nai có lợi thế về phát triển giao lưu thương mại với trong nước bằng đường bộ, trở thành đầu mối vận chuyển và trung tâm kho vận lưu hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cả nước.

Tuy khơng giáp biển nhưng nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, tứ giác tăng trưởng kinh tế của cả nước, Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đơng thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Ngun với tồn bộ vùng Đơng Nam Bộ bởi các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Thống Nhất… Vì thế, Đồng Nai được coi như là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Nó khơng chỉ có vai trị trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà cịn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế kết hợp an ninh quốc phịng và mơi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phạm vi lãnh thổ

Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Hà Tĩnh ngày nay).

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Tần đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.

Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gịn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngồi ra, Nguyễn Hữu Cảnh cịn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Cư dân Đồng Nai qua nghiên cứu nhân chủng học thì chính là các dân tộc ít người hiện nay: Xtiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Kơ Ho. Xã hội được tổ chức theo bộ tộc, mỗi bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu, sống theo chế độ “mẫu hệ” mà ngày nay vẫn còn trong các sinh hoạt cúng tế.

Tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố và 9 huyện bao gồm thành phố Biên Hòa, Long Khánh; huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và Vĩnh Cửu.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiêna. Địa hình a. Địa hình

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng:

- Các bậc thềm sơng có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sơng và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km, thuộc thành phố Biên Hòa và vùng phụ cận như huyện Long Thành, huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công nghiệp tập trung.

- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sơng rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ thuộc khu vực huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, thuận lợi cho phát triển kinh tế và cư trú của dân cư.

b) Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

c) Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 500m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300m), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Vùng này có điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây

cơng nghiệp, cây ăn quả và chăn ni tập trung.

Tóm lại, địa hình của tỉnh có độ dốc nhỏ, thuận lợi cho định cư. Phần phía Bắc có địa hình tương đối cao như Định Quán, Tân Phú không thuận lợi cho cư trú, là nơi tập trung của các vùng trồng cây CN lâu năm và rừng. Còn lại các vùng khác thuận lợi cho cư trú và hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w