Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến 2020 và tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 117 - 120)

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến 2020 và tầm nhìn đến

đến 2030

+ Quan điểm phát triển

Tiếp tục phát huy lợi thế so sánh và nội lực sẵn có kết hợp với huy động các nguồn lực bên ngồi để duy trì nhịp độ phát triển nhanh, bền vững.

Phát triển cơng nghiệp theo chiều sâu, thân thiện với môi trường, ưu tiên xúc tiến thu hút đầu tư các dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử. Tập trung phát triển các khu chuyên ngành như Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học, Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành, Khu liên hợp công nghiệp Dofico, các phân khu công nghiệp hỗ trợ thuộc các khu công nghiệp đang hoạt động.

Phát triển kinh tế đi kèm với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi sinh, nâng mức sống của các tầng lớp nhân dân nhất là người lao động, bảo vệ và sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên, môi trường, xây dựng đô thị và nông thôn khang trang, hiện đại.

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quá trình phát triển chung của vùng Đơng Nam Bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, phối hợp với các địa phương trong xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học – công nghệ của tỉnh.

Phát triển kinh tế gắn với an ninh – quốc phòng, dành nguồn lực cho xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phịng và tồn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững trật tự an tồn xã hội và ổn định chính trị trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Mục tiêu phát triển

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2020 – 2030 là 8,5 –

9,5%/năm. Đến năm 2025 GRDP bình quân đầu người đạt 9.000 – 10.000 USD; cơ cấu GRDP ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 53 – 54% (giảm tỉ trọng so với giai đoạn 2015 – 2020), dịch vụ chiếm 44 – 45% (tăng tỉ trọng so với 2015 - 2020), nông - lâm - thủy sản chiếm 4,0 – 5,0%.

Về xã hội: Đến giai đoạn 2020 – 2030 qui mô dân số đạt 3,6 triệu người, tỉ lệ dân số thành

thị chiếm 60%, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 95%, trong đó đào tạo nghề đạt 85%, tỉ lệ các xã nông thôn mới đạt trên 90%.

Về môi trường: Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia

là 100%, thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, thu gom và xử lý 100% chất thải nguy hại. 100% các khu cơng nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

+ Điều chỉnh các khâu đột phá phát triển

Tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơng trình hạ tầng kinh tế – xã hội, tập trung đầu tư các dự án phát triển cảng biển, cảng hàng không và các dự án đảm bảo an sinh xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Phát triển mạnh, đi thẳng vào hiện đại hóa các dịch vụ logistics, dịch vụ công nghệ thông tin – viễn thông, đặc biệt là khai thác các dịch vụ liên quan đến việc triển khai đầu tư và hoạt động của sân bay quốc tế Long Thành như dịch vụ y tế, đào tạo, dịch vụ vận chuyển, kho bãi, công nghệ thông tin, viễn thông.

Tiếp tục ưu tiên huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hội nhập quốc tế. Đổi mới khâu tuyển dụng, đào tạo, nâng

cao năng lực chuyên môn đội ngũ công chức

gắn với công tác cải cách hành chính và xây dựng, hồn thiện mơ hình chính quyền điện tử. Thực hiện đổi mới đầu tư khu công nghiệp theo mơ hình phát triển xanh và đồng bộ: cơng nghiệp – đơ thị - dịch vụ, trong đó thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dự án thân thiện với môi trường. Các dự án sử dụng nhiều lao động được mời gọi vào các khu cơng nghiệp ở vùng nơng thơn có khả năng sử dụng lao động tại chỗ nhằm giảm áp lực tăng dân số cơ học vào các vùng thành phố.

Tập trung đầu tư hạ tầng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học, khu công nông nghiệp để thu hút các dự án nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, từ đó tạo ra sự lan tỏa phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra các khu vực trong tỉnh.

+ Chuyển dịch cơ cấu, tăng tốc độ tăng trưởng KT, giải quyết việc làm

Mục tiêu xây dựng tỉnh Đồng Nai trở thành một đơ thị văn minh, hiện đại, có trình độ phát triển KT – XH cao của VKTTĐPN và vùng ĐNB, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh; xây dựng Tp. Biên Hịa trở thành đơ thị trực thuộc trung ương vào năm 2030. Công nghiệp phát triển theo hướng đa dạng sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với mơi trường, tỷ lệ nội địa cao, ít thâm dụng lao động; Thương mại dịch vụ hiện đại; Nông nghiệp đô thị gắn với công nghệ sinh học cao và chuyển giao công nghệ sinh học; Chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, quan tâm đến giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động; tạo môi trường sống trong lành cho dân cư.

Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển dân số gắn với KT – XH, quốc phòng – an ninh để bảm bảo quá trình phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phấn đấu đến năm 2030 hồn thành cơ bản quá trình CNH - HĐH.

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2030: Báo cáo phân tích đánh giá một cách chính xác, đầy đủ thực trạng phát triển, phân tích các tiềm năng và lợi thế đồng thời tìm ra các vướng mắc, hạn chế và đề ra các giải pháp đồng bộ để phát triển KT – XH.

Thực trạng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng dân số và phát triển KT – XH Đồng Nai, có thể rút ra một số hạn chế, tồn tại và đưa ra giải pháp phù hợp.

- Về dân số: Dân số Đồng Nai tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư làm tăng số lượng người trong độ tuổi lao động, gây sức ép cho việc giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,… nhất là ở các đô thị lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, chất lượng lao động chưa cao, phân bố dân cư không đều, tập trung ở các huyện phát triển công nghiệp. Đến giai đoạn 2020 – 2030, tỉnh Đồng Nai cần ưu tiên nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, chủ động thích ứng với q trình già hóa dân số một cách tích cực, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KT – XH và các quá trình dân số.

- Về kinh tế: Có sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, công nghiệp phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhất là các ngành cơng nghiệp nhẹ có hàm lượng khoa học kĩ thuật thấp, cần nhiều lao động (nhất là lao động nữ); ngành nơng nghiệp có trình độ kĩ thuật thấp nên năng suất khơng cao, cơ sở hạ tầng cịn hạn chế, cơ cấu ngành dịch vụ tập trung chủ yếu trong ngành thương mại, du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

- Về xã hội: Dân số đông, thành phần nhập cư là chủ yếu gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm, áp lực lớn cho giáo dục, y tế, nhà ở xã hội, mất an ninh trật tự…

+ Trong chiến lược phát triển kinh tế, dân số được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế

Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền KT – XH; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Quan điểm của tỉnh Đồng Nai về dân số và phát triển KT - XH: phát huy hết lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, phát triển đúng định hướng, khai thác có có hiệu quả lợi thế cạnh tranh; vai trò của dân số đối với KT – XH Đồng Nai tiếp tục khẳng định và ngày càng phát huy đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, là cơ sở để phát triển KT – XH và phát triển dân số hợp lý.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w