Trong những năm trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai đang ở mức cao, đây là kết quả đúng đắn trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế đề ra của tỉnh trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng cơ học đã góp phần quan trọng trong sự đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho tỉnh.
Thực tế cho thấy, giảm sinh góp phần duy trì sự ổn định của dân số, là chìa khóa để khống chế sự tăng dân số quá mức. Những năm qua, mức độ tăng dân số ổn định, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung nguồn vốn xã hội vào đầu tư và phát triển kinh tế. Các nghiên cứu cho thấy, giảm sinh sẽ giúp tiết kiệm tài chính do giảm chi phí ni dạy con cái, giảm tiêu dùng trong hộ gia đình.
Năm 2000, quy mơ tổng sản phẩm trên địa bàn là 10.473,3 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,4% và tỷ suất gia tăng dân số là 1,4%, Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,6%. Năm 2010, tỷ suất gia tăng dân số tăng nhẹ lên 1,9%, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 36.202 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng GRDP tăng cao hơn năm 2000 nhưng tốc độ tăng chậm lại. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng bình qn cũng cịn rất cao vào khoảng 7,65%, thấp hơn năm 2016 là 7,77% và 2015 là 8,22%. Tỉnh Đồng Nai có hiệu số chênh lệch giữa tốc độ tăng thực tế, nên vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Như vậy, mức độ ổn định dân số và gia tăng dân số góp phần khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế trong thời kì nghiên cứu.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giữ ổn định, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng lên, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm dần.
Bảng 2.19. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017
Đơn vị: %
Năm Tốc độ gia tăng dân số Tốc độ tăng trưởng kinh tế
2000 1,43 7,4
2005 1,95 8,5
2010 2,87 13,5
2017 2,29 12,0
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2005, 2010, 2017)
Ta thấy, tốc độ tăng dân số của Đồng Nai cao hơn mức tăng dân số trung bình của cả nước và vùng ĐNB, nhưng bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (từ 2000 đến 2017 tốc độ tăng gần gấp đôi, trong khi dân số tăng chậm hơn). Đây là hiện tượng tích cực, vì khi dân số đơng thì nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu về tiêu dùng tăng. Khi dân số tăng nhanh mà kinh tế tăng trưởng chậm có thể làm cho chất lượng cuộc sống giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu như khó cải thiện. Điều này cho thấy cần đảm bảo đầy đủ về kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội. Khi làm tốt công việc này, chúng ta đã tái sản xuất sức lao động cho người lao động, nó sẽ tác động tích cực trở lại đối với nền kinh tế.
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2010 – 2017 tăng bình quân 12%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 (tăng bình qn 13,5%/năm). Trong đó: ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 12,2%; ngành dịch vụ tăng bình quân 14,4%; ngành nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng bình qn 3,5%. Mức tăng trưởng bình quân tuy thấp hơn giai đoạn trước nhưng vẫn đạt mức cao trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng đến kinh tế trong nước và trong tỉnh.
Quy mô GRDP theo giá thực tế năm 2017 đạt 279,0 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,55 lần so với năm 2010, dự kiến GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 4.000 USD, tăng bình quân trên 17%/năm.
Bảng 2.20. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017
Đơn vị: %
Khu vực kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm (theo giá so sánh 1994)
2000 2005 2010 2017
Tổng GRDP 10,6 8,3 7,5 7,65
Nông lâm thủy sản 5,2 3,0 3,4 3,1
Công nghiệp – Xây dựng 19,9 8,7 9,5 8,17
Dịch vụ 7,2 18,4 28,1 38,0
Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2005, 2010, 2017)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo nhóm ngành có sự khác nhau, giai đoạn 2000 – 2017 tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 5,2% năm 2000 giảm xuống 3,1% năm 2017, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng giảm nhanh, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ tăng nhanh. Trong giai đoạn 2000 - 2017, tốc độ tăng trưởng cao nhất là nhóm ngành dịch vụ, tiếp theo là cơng nghiệp – xây dựng. Nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng giảm nhanh trong giai đoạn này vì chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (vì trong cơ cấu ngành cơng nghiệp của tỉnh, các ngành có vốn FDI chiếm tỷ trọng cao), trong khi ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ phát huy được thế mạnh và sẽ là ưu thế của nền kinh tế trong tương lai.
So với các tỉnh thành khác trong khu vực ĐNB thì Đồng Nai đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai thuộc nhóm cao trên cả nước, tạo rất nhiều động lực cho phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua. Quy mô dân số vừa tạo ra thị trường tiêu thụ, thúc đẩy thu hút đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phục vụ người tiêu dùng. Quá trình gia tăng dân số tỉnh Đồng Nai đang dần ổn định, tuy được đánh giá là cơ cấu “dân số vàng”, là động lực cho sự phát triển kinh tế, nhưng với thực trạng dân số của Việt Nam thì dân số và nguồn lao động vẫn chưa là nhân tố chính để thúc đẩy kinh tế phát triển. Quy mô dân số của tỉnh đang ở mức cao nhưng với sự phát triển mạnh của các ngành cơng nghiệp thì dân số chưa là gánh nặng cho phát triển kinh tế của địa phương.
số và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như huyện Trảng Bom, bình quân dân số tăng 1000 người thì tổng giá trị sản xuất tăng 3.233 tỷ đồng. Huyện Cẩm Mỹ là huyện chỉ thuần nông, ngành trồng cây ăn quả là kinh tế chính của huyện, nhưng cũng tăng theo mối tương quan 1.267 tỷ đồng. Còn lại các huyện khác các nhân tố chủ yếu quyết định đến tăng trưởng kinh tế là vốn đầu tư và cơ sở vật chất kĩ thuật của từng nhóm ngành.