BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA
3.2.1. Định hướng về quy mô dân số
vẫn cao sau Tp. Hồ Chí Minh. Dự báo năm 2025 vẫn duy trì mức độ gia tăng dân số thấp, bình quân 1,1%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 mức độ tăng sẽ thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước (0,7%/năm). Bảng 3.1 cho thấy mặc dù dân số Đồng Nai đã giảm tỷ lệ tăng dân số nhưng số người vẫn tăng lên do quy mô dân số cao.
Bảng 3.1. Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai, cả nước năm 2017 và định hướng đến 2030
Đơn vị: người
Năm Cả nước Đồng Nai So với cả nước
2017 93.671.632 3.027.300 3,23%
2025 100.032.000 3.396.000 3,39%
2030 104.000.000 3.695.000 3,55%
Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2017), (Nguyễn Thiện Trưởng, 2004)
Theo quy hoạch phát triển vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050, dự báo đến năm 2025 Đồng Nai có 19 đơ thị (1 đơ thị loại I, 1 loại II, 2 loại III, 5 loại IV, 10 loại V), năm 2030 sẽ tăng lên 28 đô thị (1 loại 1, 2 loại II, 5 loại III, 8 loại IV, 12 loại V). Qua đó, dự báo quy mô dân số đô thị là 2.124.000 người (chiếm 62,54% dân số) vào năm 2025, đến năm 2030 là 2.595.000 người.
Quy mô dân số sẽ tăng nhanh ở các huyện nằm trên trục Quốc lộ I và Quốc lộ 51 như Tp Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Thống Nhất, TX. Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với các vùng là động lực phát triển cơng nghiệp để có thể tạo động lực thúc đẩy thêm sự phát triển và tạo thêm lực hút cho các vùng còn lại nhằm đưa kinh tế của tỉnh phát triển đồng bộ.
2017 2025
Hình 3.1. Định hướng tỷ trọng dân số tỉnh Đồng Nai theo đơn vị hành chính năm 2017 và 2025
Thơng qua định hướng quy mô dân số năm 2025, cơ cấu dân số theo đơn vị hành chính thấy rằng trong thời gian sắp tới dân số của tỉnh phần lớn vẫn tập trung ở nơng thơn. Các địa phương có quy mơ đơng hay thưa dân cũng không thay đổi quá nhiều trong tỷ trọng dân số toàn tỉnh.