Định hướng về cơ cấu theo độ tuổ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 125 - 126)

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

3.2.2.2. Định hướng về cơ cấu theo độ tuổ

Dân số của Đồng Nai mặc dù tăng nhanh so với các tỉnh khác trong vùng ĐNB, nhưng cơ cấu theo độ tuổi đang tiến dần đến sự ổn định. Năm 2017, nhóm tuổi trong tuổi lao động vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, nhóm tuổi trẻ giảm dần và trên tuổi lao động tăng dần. Dự báo đến năm 2030, nhóm tuổi trên tuổi lao động và nhóm dưới tuổi lao động sẽ thu hẹp dần.

Về cơ cấu theo độ tuổi, Đồng Nai vẫn trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với nguồn lao động dồi dào như dự báo đến 2030. Giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” sẽ phát huy đỉnh điểm vào giai đoạn 2020-2022 khi tỷ trọng lao động chiếm 70% dân số, đồng thời cũng đánh mốc việc giảm quy mô và tỷ trọng người dưới tuổi lao động, chiếm 30% dân số.

Bảng 3.3. Quy mô, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025

Đơn vị: người

Nhóm tuổi

2017 2025 2030

Quy mơ Cơ cấu Quy mô Cơ cấu Quy mô Cơ cấu

0 – 14 611.515 20,2% 791.268 23,3% 832.732 22,5%

15 –60 60

2.228.093 73,6% 2.268.773 66,8% 2.307.000 62,4%

60+ 187.692 6,2% 336.204 9,9% 555.268 15,1%

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)

Quy mơ, tỷ trọng của nhóm dân số dưới tuổi lao động dự báo tăng nhẹ 23,3% vào năm 2025 và giảm nhẹ vào năm 2030 do tỉnh vẫn áp dụng chính sách dân số. Quy mơ dân số của tỉnh vẫn cao. Thời kì cơ cấu “dân số vàng” vẫn cịn tiếp diễn. Số người già tăng nhanh, gần chạm ngưỡng 10% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 15,1% vào năm 2030, đánh dấu quá trình nhân khẩu học của địa phương và bắt đầu thời kỳ dân số già. Do đó, làm thế nào để tận dụng tốt nhất thời kỳ “dân số vàng” để phục vụ quá trình phát triển, tránh để vuột mất cơ hội hiếm có là bài tốn khó. Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai chuyển sang giai đoạn dân số già, thời gian này cần chuẩn bị

nghiêm túc về chất lượng nguồn lao động – nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển KT – XH có chiều sâu và bền vững – để tránh gặp phải gánh nặng khi không khai thác tốt thời kỳ “dân số vàng” để tích lũy cho thời kỳ già hóa dân số tiếp theo.

Sự chuyển biến theo thời gian của tỷ số phụ thuộc trẻ, phụ thuộc già và phụ thuộc chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cũng được dự báo qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tỷ số dân số phụ thuộc tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng đến năm 2025, 2030

Đơn vị: %

Tỷ số phụ thuộc trẻ Tỷ số phụ thuộc già Tỷ số phụ thuộc chung

2017 31,1 8,8 39,9

2025 23,3 9,9 33,2

2030 22,5 15,1 37,6

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017), (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)

Tỷ số phụ thuộc trẻ em chuyển biến theo hướng giảm, từ 31,1% năm 2017 xuống còn 23,3% năm 2025 và 22,5% năm 2030. Điều này cũng khơng gây khó khăn lớn trong việc phát triển KT - XH khi áp lực giáo dục cho trẻ em được tháo gỡ phần nào, chi phí cho giáo dục cân đối trên hệ thống gia đình và tồn xã hội do q trình tích lũy kinh tế trước đó. Từ đó, địa phương sẽ có điều kiện đầu tư cho giáo dục theo chiều sâu. Ngoài ra, số trẻ em cũng không tăng quá nhanh nên cũng không tạo ra áp lực lớn về việc đầu tư cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.

Tỷ số phụ thuộc già được dự báo vẫn tiếp tục tăng dần qua các năm. Nếu đà tốc độ tăng tỷ suất phụ thuộc già nhanh hơn tỷ suất tỷ số phụ thuộc trẻ thì trong tương lai khơng xa tỉnh Đồng Nai sẽ bước vào giai đoạn tỷ suất gia tăng dân số gần bằng 0, khi số trẻ em sinh ra với số người già mất xấp xỉ nhau.

Tỷ số phụ thuộc chung qua các năm cũng có xu hướng giảm, với tốc độ giảm này, Đồng Nai có thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” có thể kết thúc trong 20 năm tới. Những dự báo này cho thấy tỉnh cần có những giải pháp đẩy nhanh q trình tích lũy, tận dụng triệt để thời cơ do thời kỳ này mang lại trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w