Ảnh hưởng của biến động dân số đến xã hộ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 37 - 41)

ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.3.2. Ảnh hưởng của biến động dân số đến xã hộ

* Ảnh hưởng đến giáo dục

Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người, là một q trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người

(Tổng cục Thống kê, 2010).

Một nền giáo dục hiện đại, tiến bộ thường có những đặc trưng sau: Tính đại chúng: nền giáo dục cho mọi người, vì mọi người. Tính nhân văn, dân tộc và nhân loại. Sự bình đẳng về cơ hội học tập và giá trị học vấn giữa các nhóm xã hội. Trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, ngoài sức lao động cơ bản của con người, việc nâng cao chất lượng, tiềm năng con người cũng đóng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Dân số tác động trực tiếp và gián tiếp tới giáo dục qua sự biến đổi về quy mô và cơ cấu dân số. Tuy nhiên, giữa dân số và giáo dục là sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự liên hệ và tác động qua lại của nhiều yếu tố khác như kinh tế, truyền thống văn hóa, tơn giáo, khoa học, địa lý… Quy mô dân số tác động đến quy mô giáo dục. Quy mô, tốc độ tăng dân số hàng năm, phân bố dân cư và cơ cấu dân số sẽ phản ánh nhu cầu đi học của người dân. Một nước có quy mơ dân số lớn sẽ có quy mơ giáo dục lớn, tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao hay thấp góp phần làm gia tăng số học sinh đến trường ở mỗi cấp học, mở rộng hay thu hẹp quy mô giáo dục (Nguyễn Nam

Phương, 2011).

Tăng trưởng dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu học tập giáo dục cho dân số trong độ tuổi học sinh. Tăng dân số nhanh, làm tăng số người đi học, đòi hỏi phải tạo ra nhiều chỗ học mới cho lực lượng tăng thêm này, do đó phải tăng số trường học, lớp học, tăng số lượng giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa, phương tiện dạy và học.

Cơ cấu tuổi và giới tính ảnh hưởng đến cơ cấu của hệ thống giáo dục. Các nước có cơ cấu dân số trẻ sẽ có quy mơ giáo dục lớn hơn các nước có dân số già. Ở các nước đang phát triển, dân số thế hệ sau nhiều hơn thế hệ trước nên cấu trúc các bậc học cũng có dạng hình tháp đáy rộng đỉnh hẹp như tháp dân số, trong đó, cấp I nhiều hơn cấp II và cấp II nhiều hơn cấp III. Dân số tăng nhanh chẳng những làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, làm tăng số học sinh phổ thơng mà cịn làm tăng nhu cầu học nghề và học đại học. Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng nhanh, cơ cấu

dân số trẻ dẫn tới hậu quả là số trẻ em trong tuổi đi học tăng nhanh, số lượng lớn, vượt quá khả năng của ngành giáo dục. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ tăng dân số nên mức thu nhập bình quân thấp, khả năng đầu tư của Nhà nước và của gia đình học sinh dành cho giáo dục thấp. Do vậy, quy mô giáo dục bị hạn chế, chất lượng giáo dục bị giảm sút. Thiếu phòng học, phải học nhiều ca, phịng học chật chội, khơng đảm bảo vệ sinh học đường, lớp học quá đơng. Thiếu giáo viên, trình độ giáo viên hạn chế, đời sống khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu. Tỷ lệ học sinh bỏ học cao, nhất là học sinh gái

(Bộ Y tế, 2011).

Ngồi những yếu tố trên, tuổi kết hơn, mức sinh, mức tử vong và chuyển cư cũng có ảnh hưởng đến giáo dục

Ở nước ta hiện nay, cần lưu ý dân số trong nhóm trẻ em giảm khơng có nghĩa là đầu tư ít chi phí cho giáo dục mầm non, tiểu học mà cần tập trung cho nguồn lực nhiều hơn vào các hoạt động này, từ đó nâng cao chất lượng dân số ở cả hiện tại và tương lai (Bộ Y tế, 2011) Bên cạnh

đó, q trình giảm sinh chưa thật sự vững chắc khi dân số có có tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn và tâm lí sinh con theo tuổi vẫn cịn tồn tại (Tatyana P.Soubotina, 2005). Vì thế, đầu tư cho

giáo dục trong thời gian sắp tới cần tập trung theo chiều sâu.

Trong luận án, tác giả đánh giá tác động của dân số đến giáo dục thông qua các yếu tố về quy mơ học sinh, giáo viên phổ thơng, bình quân học sinh trên giáo viên, cơ sở hạ tầng giáo dục như số trường lớp, bình quân số học sinh trên lớp học.

*Ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe

Sức khoẻ là một trạng thái của một con người thoải mái về vật chất, tinh thần và xã hội. Định nghĩa này của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khơng bó hẹp trong nghĩa là khơng có bệnh tật, khơng yếu đuối mà là ở trạng thái có thể chất tốt, trí tuệ phát triển và xã hội lành mạnh. Y học là ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu các phương pháp dự phòng, chữa trị bệnh tật. Y tế là hệ thống tổ chức các biện pháp cụ thể để dự phịng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Hiện nay, để phản ánh mức độ đảm bảo y tế cho nhân dân của một quốc gia, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây: Số cán bộ y tế ngành y trên 10.000 dân. Có thể tính chi tiết số bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý trên 10.000 dân. Số cán bộ y tế ngành dược trên 10.000 dân. Có thể tính chi tiết số dược sĩ cao cấp, trung cấp, dược tác trên 10.000 dân. Số giường bệnh trên 10.000 dân. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tỷ suất tử vong. Tỷ lệ người ốm đau (Tổng cục Thống kê, 2010).

Quy mô và tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe. Dân số tăng nhanh làm cho quy mơ gia đình mở rộng, nhà ở chật chội,

môi trường ô nhiễm, ăn uống thiếu chất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Dân số tăng nhanh nhưng mức độ đầu tư cho y tế thấp (cả % so với thu nhập quốc dân, bình quân thu nhập/người/năm) dưới 1% ở các nước đang phát triển làm cho hệ thống y tế không phát triển tương ứng với số cầu, gây quá tải, xuống cấp chất lượng chữa trị, chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến hệ thống y tế. Cơ cấu dân số là cơ sở để xác định cơ cấu của hệ thống y tế. Mỗi nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau và thường mắc các loại bệnh đặc trưng khác nhau. Trẻ em do sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hơn các nhóm khác và thường mắc bệnh đường hơ hấp, tiêu hóa. Người trưởng thành ít mắc bệnh, các bệnh thường gặp là bệnh nghề nghiệp, nhất là những người lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm. Người già có tỷ lệ mắc bệnh cao và thường là bệnh về tim mạch. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới và các bệnh đặc trưng là bệnh phụ khoa. Như vậy, việc dự báo số lượng và chủng loại nhu cầu của từng nhóm tuồi và giới tính của dân số một quốc gia là cơ sở để hình thành và phát triển quy mơ, cơ cấu của hệ thống y tế nước đó. Từ sự phụ thuộc giữa bệnh tật và độ tuổi, giới tính đã hình thành đội ngũ các bác sĩ nhi khoa, lão khoa và các cơ sở chữa bệnh riêng. Để công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe có hiệu quả, tỷ lệ các bộ phận y tế phải tương xứng với tỷ lệ của từng nhóm tuồi trong dân số. Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến hệ thống y tế. Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nơng thơn… do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội nên sẽ có cơ cấu bệnh tật khác nhau. Do đó, số lượng cán bộ và bác sĩ chuyên khoa cũng như các phương tiện y tế cần phải phù hợp với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Ví dụ, ở Việt Nam, vùng đồng bằng ven biển miền Bắc thì các bệnh về tiêu hóa và hơ hấp là rất phổ biến; ở vùng núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh bướu cổ là các bệnh cần được quan tâm phòng, chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và dễ lây lan như giang mai, hoa liễu, AIDS… thường tập trung ở các thành phố lớn có mật độ dân số cao. Mật độ dân cư cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế. Ở những nơi có mật độ dân cư quá thấp, một cán bộ hay cơ sở y tế chỉ phụ vụ được một số ít dân cư nên hiệu quả khơng cao. Nếu mật độ dân cư quá cao, không đủ cán bộ và phương tiện y tế cần thiết thì diễn ra tình trạng ngược lại, nhiều bệnh nhân khơng được chăm sóc đầy đủ dẫn đến tử vong tăng lên. Mật độ dân cư quá thấp hoặc quá cao đều gây trở ngại cho cơng tác dự phịng của y tế. Ở nơi mật độ dân cư q thấp, thường là nơi có trình độ văn hóa, y tế thấp nên rất khó khăn trong việc vận động dân chúng ăn ở hợp vệ sinh, chữa bệnh theo khoa học. Còn ở nơi mật độ dân cư quá cao, thường là các thành phố lớn, có mức độ ơ nhiễm mơi trường cao địi hỏi những chi phí lớn mới có thể hạn chế được tác động xấu của môi trường đến sức khỏe con người.

tế.

* Ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động

Yếu tố dân số tác động tới việc xác định cung về lao động bao gồm cả quy mô, cơ cấu và chất lượng từ đó tác động tới năng suất lao động, sản phẩm bình quân đầu người ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:

- Về quy mô, cơ cấu: dân số tác động thông qua “dân số trong độ tuổi lao động” và “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động”.

+ Dân số trong độ tuổi lao động thông thường là từ 15-59 tuổi. Dân số tăng lên, sau một thời gian nhất định, số người trong độ tuổi này cũng tăng lên, làm cho lực lượng lao động cũng vì thế mà lớn lên.

+ Tuy nhiên, khơng phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế và cũng khơng phải cứ ai ngồi độ tuổi lao động thì khơng tham gia hoạt động kinh tế vì thế ta xét thêm “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động” đặc trưng theo giới và tuổi, có khái niệm “dân số hoạt động kinh tế” và “dân số không hoạt động kinh tế”. Với mỗi mức dân số hoạt động kinh tế và tỷ lệ theo giới tuổi khác nhau thì tạo ra ảnh hưởng khác nhau tới năng suất và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:

Nếu “dân số làm việc” chủ yếu từ tuổi 19 trở lên - đã qua đào tạo, học tập thì sẽ tạo ra năng suất cao và ngược lại.

Nhưng nhóm tuổi phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất cũng là nhóm tuổi có mức sinh cao, phản ánh sự xung đột chức năng sinh sản và chức năng kinh tế thì cũng làm giảm năng suất…

- Về chất lượng: Khi dân số tăng nhanh, các điều kiện sống không được thoả mãn ở mức độ cao, hầu như các nhu cầu chỉ dừng lại ở mức tối thiểu, đảm bảo cho vừa đủ nhu cầu cơ bản của cuộc sống, ảnh hưỏng đến sức khỏe và trình độ học vấn của người lao động. Điều này làm cho chất lượng vốn con người giảm xuống hoặc ở mức thấp đến rất thấp. Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm (Tổng cục Thống kê, 2011).

Trong quá trình phát triển, nhu cầu đi tìm việc làm, khả năng đáp ứng việc làm tạo ra sức hút đối với người dân. Người di cư mang đến một lực lượng lao động dồi dào đóng góp kinh tế cho cả nơi đi và nơi đến đồng thời tạo ra sức ép về nhu cầu việc làm đối với nơi đến, thiếu hụt nguồn lao động và năng suất lao động của nơi đi.

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các giá trị của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu bản thân và xã hội.

Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kì tham chiếu (Nguyễn Đình Cử, 2007). Cụ

thể hơn, lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những nguời từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc khơng có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc (Tổng cục Thống kê, 2010).

Việt Nam có quy mơ dân số lớn và phát triển nhanh nên quy mô nguồn lao động cũng rất lớn. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” nên tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, một mặt tạo ra nguồn lao động đông đảo nhưng cũng có những áp lực về vấn đề giải quyết việc làm. Năm 2014, tỷ lệ thiếu việc làm của nước ta là 2,35%, thành thị là 1,2% và nông thôn là 2,9%. (Giang Thanh Long, 2010).

Mặc dù, nước ta có nguồn lao động lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao. Năm 2010, tỷ lệ lao động được đào tạo từ sơ cấp trở lên chỉ chiếm 14,7% tổng số lực lượng lao động và năm 2014 là 18,2%. Thêm vào đó, sức khỏe của nguồn lao động kém thể hiện qua các chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng, tình trạng bệnh tật… Vì vậy, mặc dù có nguồn lao động dồi dào nhưng năng suất lao động thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn (Giang Thanh Long, 2010).

Với những đặc trưng trên, vấn đề tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng thu nhập cho người lao động trở thành vấn đề cấp bách của nước ta hiện nay.

* Quản lý xã hội và an ninh quốc phòng

Sự biến động dân số do gia tăng cơ học ở một khía cạnh nào đó sẽ gây khó khăn cho quản lý xã hội, đặc biệt là ở thành thị như nhà ở, an ninh trật tự, giáo dục, y tế,… nếu không đáp ứng kịp, tệ nạn xã hội sẽ tăng lên, môi trường sống bị ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của dân cư khơng được đảm bảo… Nhiều hình thức di cư khơng hợp lý, di cư tự phát khơng xuất phát từ cơng nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo dẫn đến sự quá tải về sức chứa của đô thị gây ra nhiều vấn đề nảy sinh khó giải quyết.

Ở tầm quốc tế có thể đe dọa đến an ninh chính trị của các quốc gia do di cư bất hợp pháp, tị nạn chính trị, nạn bn bán người…

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w