Khi trình độ phát triển kinh tế tăng lên tác động đến việc mở rộng khai thác tài nguyên, mở rộng địa bàn cư trú, do áp dụng giống mới, kĩ thuật canh tác mới, hình thành cơ sở khai thác tài nguyên mới như sử dụng giống cây cao su mới ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ... Bên cạnh đó, khi sử dụng kĩ thuật mới trong nơng nghiệp như máy móc, thủy lợi tốt thì việc cần thêm nhiều lao động cho nhóm ngành này sẽ khơng cịn cao.
Từ 2000 đến 2015 việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, giày da, chế biến nông sản, gia công đồ nhựa, sản xuất đồ gỗ, lắp ráp đã làm tăng nhu cầu sử dụng lao động và lao động nhập cư. Gần đây, việc áp dụng các thành tựu công nghệ cao, chủ yếu ở thành phố Biên Hòa đã tạo nên xu hướng dư thừa lao động phổ thông, số lao động này đang bị chuyển dịch ra vùng ngoại vi của thành phố. Việc lên kế hoạch dịch chuyển khu cơng nghiệp Biên Hịa 1 và Biên Hòa 2 là do nhiều nguyên nhân, trong đó, do các ngành thâm dụng nhiều lao động được hình thành trong các KCN này từ những năm 90 đã khơng thích hợp với chi phí lao động cao.
cũng đồng thời tác động lên dân số (quy mô, cơ cấu, phân bố…) của tỉnh và là nguyên nhân thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động đến làm việc. Với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ cấu lao động của tỉnh cũng chuyển dịch tương ứng, phân bố dân cư cũng gắn liền với phân bố của các khu công nghiệp và các trung tâm dịch vụ.
Sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh cũng góp phần thúc đẩy q trình đơ thị hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật giúp cho Đồng Nai nhanh chóng trở thành một tỉnh cơng nghiệp có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.