Các yếu tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 30 - 34)

ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.2.3. Các yếu tố kinh tế xã hộ

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Các yếu tố tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc tập trung dân cư, khả năng ấy có hiện thực hay khơng cịn do các yếu tố xã hội, trước hết là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chi phối. Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống bằng săn bắn hái lượm với những công cụ lao động rất thô sơ và thường phải di chuyển theo nguồn thức ăn có trong tự nhiên, nay đây mai đó nên cần một khoảng khơng gian rộng lớn. Do vậy, dân cư phân bố thưa thớt. Nhờ việc tìm ra lửa và chế tác ra các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, nền nông nghiệp định canh định cư ra đời, dân cư tập trung tại các vùng đồng bằng, hình thành nên các điểm quần cư nông thôn. Từ

sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, bức tranh phân bố dân cư trên thế giới có nhiều thay đổi. Dân cư tập trung đông đúc quanh các trung tâm cơng nghiệp. Cơng nghiệp hóa kéo theo đơ thị hóa, nhiều thành phố mới ra đời thu hút mạnh mẽ dân cư từ những nơi khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ - mà ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phân bố dân cư trên thế giới có nhiều nét mới, nhiều trung tâm dân cư lớn đã hình thành ngay cả ở các vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao 3000 - 4000 mét, vùng hoang mạc nóng bỏng, thậm chí cịn vươn ra tận ngồi biển.

Tính chất của nền kinh tế

Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào tính chất của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp địi hỏi dân cư tập trung hơn hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp là liên tục, tập trung cao, quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều theo dây chuyền phức tạp, cần nhiều công nhân, nên mật độ dân cư ở các thành phố, khu công nhiệp cao hơn nhiều so với vùng nông thôn hoạt động nông nghiệp. Trong khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao hay thấp tùy theo tính chất của từng ngành sản xuất. Các ngành dệt, may mặc, chế biến thực phẩm… là những ngành cần nhiều lao động hơn các ngành khác. Trong điều kiện hiện nay, nhờ điện khí hóa, tự động hóa và liên hiệp hóa, nhiều khu cơng nghiệp lớn và hiện đại ra đời với mật độ dân cư không quá cao. Kỹ thuật càng tiên tiến, mức độ tập trung dân cư trong các khu cơng nghiệp có xu hướng càng giảm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung dân cư đơng hay ít tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Việc canh tác lúa nước đòi hỏi rất nhiều lao động nên những vùng trồng lúa nước đồng thời là những vùng dân cư trù mật nhất thế giới. Ngược lại, các vùng trồng lúa mì, ngơ hay các loại cây cơng nghiệp… có dân cư khơng đơng lắm do khơng cần nhiều lao động (Nguyễn Nam Phương, 2011).

Lịch sử khai thác lãnh thổ

Nhìn chung, những khu vực sớm được con người khai thác để cư trú và sản xuất thường là nơi đông dân với mật độ cao nhất thế giới: các đồng bằng phía Đơng và Đơng Nam Trung Quốc, Đơng Nam Á, Ấn - Hằng, Tây Âu, tam giác châu thổ sông Nil. Ngược lại, những lãnh thổ mới được khai thác, dân cư tập trung ít đơng đúc hơn: Canada, Úc, vùng Đơng Siberia của Liên bang Nga…

Chuyển cư

Chuyển cư chính là sự phân bố lại dân cư. Các dịng chuyển cư quốc tế và trong nước đã góp phần ít nhiều tác động đến sự phân bố dân cư thế giới. Trong lịch sử, sự chuyển cư từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Úc sau hai thế kỷ đã làm cho số dân của các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc

tăng lên nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ 1750-1900, dân số châu Âu chỉ tăng 3 lần, trong khi dân số châu Mỹ tăng 12 lần. Chuyển cư cưỡng bức từ châu Phi sang châu Mỹ đã làm giảm số lượng và mật độ dân cư của châu lục này. Giữa thế kỷ XVII, dân số châu Phi bằng 18,4% dân số thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ bị bắt bán sang châu Mỹ làm nô lệ, đến năm 1975, dân số châu Phi chỉ còn bằng 8% dân số thế giới.

Đơ thị hóa

Đơ thị hố là một q trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đơ thị.

Đơ thị hố là một q trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đơ thị hiện có theo chiều sâu.

Tóm lại, đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đơ thị đồng thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số (Nguyễn Nam Phương, 2011).

Đơ thị hóa cùng với q trình cơng nghiệp hóa thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ. Từ đó làm thay đổi cơ cấu lao động trong đơ thị. Đồng thời, đơ thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân thu hút dân cư vào đô thị sinh sống và làm việc khiến quy mô dân số khu vực đơ thị tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, đơ thị hóa với những thay đổi về lối sống về nhận thức của dân cư đã ảnh hưởng đến các vấn đề khác của dân số là hôn nhân, sinh đẻ và ni dạy con cái. Từ đó, làm tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của thành thị thấp và ngày càng giảm đi (Nguyễn Nam Phương, 2011).

Luận án sử dụng khái niệm đơ thị hóa là q trình KT – XH về kinh tế, xã hội, dân cư bao gồm nội dung tỷ trọng dân số đô thị, phát triển mạng lưới đô thị theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê về thành thị và nông thôn.

Các nhân tố khác

* Biến động về chính trị - xã hội

Trên thế giới, những thay đổi về chính trị thơng thường sẽ kéo theo sự thay đổi về dân số. Nguyên nhân có thể do người dân tìm kiếm đến vùng đất mới để sinh sống.

Trong lịch sử nước ta, có nhiều sự biến động dân số lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong thế kỷ XX, những biến động lớn về chính trị - xã hội vào năm 1945, 1954 và 1975 đã có ảnh hưởng lớn đến sự biến động dân số.

* Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

giữa nội lực trong nước và sức mạnh quốc tế, phát triển kinh tế trong nước với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của tồn dân và của cả hệ thống chính trị. Q trình hội nhập quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ và nhiều phương thức khác nhau. Tùy theo tình hình cụ thể, tùy theo thời gian và khơng gian cũng như từng lĩnh vực mà sự tham gia hội nhập quốc tế được tiến hành với những hình thức khác nhau, như song phương, tam giác, tứ giác, khu vực và tồn cầu.

Với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, trong những năm qua tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tiến lên một tầm cao mới trên tất cả các lĩnh vực. Tiến trình hội nhập quốc tế đã có những tác động to lớn, nhiều mặt đến thế và lực của Việt Nam trong phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Trong q trình hội nhập đó, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nên nguồn vốn FDI không ngừng tăng lên mỗi năm, ngoại thương phát triển… từ đó đã thu hút một lực lượng lao động từ nước ngoài đến làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam cũng xuất khẩu rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2017, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là gần 600.000 lao động, gồm các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác.

Thu hút và phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển, là hướng ưu tiên hàng đầu trong tồn bộ chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta khi chuyển sang giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập, tồn cầu hóa. Đối với các địa phương có thuận lợi về vị trí địa lý và mơi trường đầu tư tốt sẽ thu hút được nhiều vốn FDI để mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đây cũng chính là lý do chủ yếu thu hút một lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc, cũng như hiện tượng di cư từ nông thôn lên thành thị. Đông Nam Bộ là khu vực có lượng vốn FDI nhiều nhất nước ta nên có mức độ gia tăng cơ học cao nhất cả nước. Chính lực lượng này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhiều địa phương trong vùng.

* Các chính sách phát triển KT – XH của quốc gia và của địa phương

Tất cả các chính sách phát triển KT – XH này đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự biến động dân số. Trong số các chính sách đó, chúng tơi đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển vùng, chính sách phát triển KT của địa phương, vì các chính sách này sẽ hình thành nên các lực hút hay lực đẩy đối với sự tăng hay giảm tỷ suất gia tăng cơ học và làm biến động dân số của địa phương đó. Nó tác động mạnh mẽ đến hướng di cư, độ tuổi di cư và thành phần người di cư.

Các chính sách thúc đẩy q trình CNH – HĐH cũng có tác động lớn đến biến động dân số trong phạm vi nội vùng. Kể cả các chính sách tác động trực tiếp đến người nhập cư như hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp cho cơng nhân, chính sách nâng cao trình độ cho người lao động hay chính sách về tiếp cận dịch vụ đối với người di cư, chính sách về nhân khẩu, hộ khẩu..

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w