Thực trạng dân số và biến động dân số tỉnh Đồng Nai 1 Quy mô dân số

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 72 - 74)

d. Cơ sở vật chất kĩ thuật

2.2. Thực trạng dân số và biến động dân số tỉnh Đồng Nai 1 Quy mô dân số

2.2.1. Quy mô dân số

Quy mô dân số của tỉnh Đồng Nai năm 2017 là 3.027,3 nghìn người. Từ năm 2000 đến 2010 dân số của tỉnh tăng khoảng 500 nghìn người (2.042,2 nghìn người so với 2.596,4 nghìn người) và từ năm 2000 đến 2017 tăng gần một triệu người. Trong giai đoạn 2000 – 2010 tốc độ gia tăng dân số vào khoảng 2,33% và giai đoạn 2010 – 2017 tỷ lệ này là 2,37% và giai đoạn 2000 – 2017 tốc độ tăng là 2,34%. Như vậy, tốc độ tăng dân số của tỉnh luôn ở mức tăng trên 2%, chỉ sau Bình Dương và Tp.HCM.

Bảng 2.4. Quy mơ dân số và tốc độ tăng dân số của các tỉnh thành vùng Đơng Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2017

Năm

Dân số (nghìn người) Tốc độ tăng dân số bình quân (%) 2000 2010 2017 2000 - 2010 2010 - 2017 2000 - 2017 Đồng Nai 2.042,2 2.569,4 3.027,3 2,33 2,37 2,34 Tp. Hồ Chí Minh 5.226,1 7.394,4 8.643,0 3,53 2,25 3,0 Bình Dương 742,8 1.659,1 2.051,9 8,37 3,08 6,16 Bà Rịa – Vũng Tàu 822,0 1.022,5 1.098,8 2,21 1,03 1,72 Tây Ninh 976,3 1.082,0 1.118,0 1,03 0,47 0,80 Bình Phước 684,6 897,3 965,8 -0,92 1,06 -0,11 Tồn vùng 10.491,2 14.799,6 16.904,8 3,50 1,92 2,85 Nguồn: Tính tốn từ (Tổng cục Thống kê, 2000, 2010, 2017)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2000 – 2017 cùng với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai có quy mố dân số tăng rất nhanh, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tỷ trọng dân số giảm nhẹ. Năm 2017, dân số của tỉnh chiếm tỷ lệ 18% dân số vùng ĐNB, quy mô dân số chỉ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh, cịn lại cao hơn các tỉnh khác trong vùng. Tốc độ tăng dân số của Đồng Nai cao thứ ba tồn vùng sau Bình Dương và Tp.Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2000 – 2017 tốc độ tăng dân số luôn ở mức xấp xỉ 2,34%.

Quy mô dân số trong tỉnh phân hóa theo đơn vị hành chính. Số dân lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân số tồn tỉnh thuộc các đơn vị hành chính như: thành phố Biên Hịa, huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc, huyện Long Thành lần lượt chiếm 33,2%, 10,1%, 8% và 7,8% dân số tồn tỉnh. Bốn đơn vị hành chính này chiếm 25,6% diện tích tồn tỉnh nhưng tập trung 59,1% dân

số, do các huyện này nằm trên trục đường Quốc lộ 1. Các huyện phía bắc của tỉnh bao gồm huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán, huyện Thống Nhất và huyện Tân Phú chiếm 52,4% diện tích nhưng lại chỉ chiếm 23,1% dân số, các huyện phía Nam của tỉnh như huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch và huyện Cẩm Mỹ chiếm 22,2% diện tích và dân số chiếm 22,6% dân số tồn tỉnh.

Bảng 2.5. Dân số và tốc độ gia tăng dân số phân theo huyện thị, thành phố tỉnh Đồng Nai năm 2000, 2010, 2017

Đơn vị hành chính

Dân số (nghìn người) Tốc độ tăng dân số bình qn (%) 2000 2010 2017 2000-2010 2010-2017 2000-2017 TP.Biên Hịa 486,8 820,1 1.005,6 5,35 2,96 4,36 TX.Long Khánh 204,8 132,8 150,4 -4,24 1,79 -1,80 Huyện Tân Phú 159,7 158,5 168,8 -0,08 0,90 0,33 Huyện Vĩnh Cửu 100,6 130,2 152,6 2,61 2,29 2,48 Huyện Định Quán 203,7 197,5 212,2 -0,31 1,03 0,24 Huyện Trảng Bom -- 258,0 307,1 -- 2,52 -- Huyện Thống Nhất 300,7 151,7 165,3 -6,61 1,23 -3,46 Huyện Cẩm Mỹ -- 142,5 155,3 -- 1,24 -- Huyện Long Thành 192,9 197,8 236,8 0,25 2,60 1,21 Huyện Xuân Lộc 284,6 212,2 241,0 -2,89 1,83 -0,97 Huyện Nhơn Trạch 108,4 168,2 232,3 4,49 4,72 4,59 Toàn tỉnh 2.042,2 2.569,4 3.027,3 2,33 2,37 2,34

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Khu vực trung tâm của tỉnh là nơi dân cư tập trung nhiều là do nằm trên trục đường Quốc lộ 1, và là nơi có nhiều các KCN tập trung, vị trí địa lý thuận lợi, giao thơng vận tải thuận tiện. Trong thời gian gần đây, do mở rộng sản xuất các khu cơng nghiệp cộng với vị trí thuận lợi nên huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch có quy mơ dân số tăng nhanh. Mật độ dân số đông nhất thuộc về thành phố Biên Hịa, huyện Trảng Bom sau đó đến TX. Long Khánh và huyện Thống Nhất.

Tốc độ tăng dân số cao nhất thuộc về Tp.Biên Hịa, trong tồn giai đoạn tăng 4,36%, sau đó là huyện Nhơn Trạch với tốc độ gia tăng đạt 4,59%. Đối với các huyện là Trảng Bom, Thống Nhất và Cẩm Mỹ có số dân giảm dần từ giai đoạn 2000 – 2010, và tốc độ tăng dân số âm là do năm 2003 huyện Thống Nhất tách ra thành huyện Trảng Bom và huyện Cẩm Mỹ được thành lập từ một số xã của huyện Long Khánh và Xn Lộc. Ngun nhân Tp.Biên Hịa có tốc độ tăng dân số cao nhất là do nơi đây là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh, là nơi tiếp nhận nguồn vốn FDI và xây dựng các KCN sớm nhất của tỉnh Đồng Nai, nên thu hút đông đảo lực lượng lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc.

2.2.2. Gia tăng dân số

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w