Ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 94)

Phát triển kinh tế địi hỏi khơng những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giữ ổn định, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng lên, ngành nông - lâm - thủy sản giảm dần.

Bảng 2.21. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017

Đơn vị: %

2000 2005 2010 2015 2017

Nông lâm ngư nghiệp 24,6 15,0 7,5 5,6 8,8

Công nghiệp - Xây dựng 56,8 57,0 57,3 56,7 59,7

Dịch vụ 18,6 28,0 35,2 37,7 31,5

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2005, 2010, 2017)

Từ bảng trên, ta thấy sự thay đổi mạnh mẽ giữa ba khu vực kinh tế, chủ yếu là khu vực công nghiệp - xây dựng, luôn chiếm hơn một nửa và tăng dần qua các năm trong cơ cấu kinh tế. Điều này là hợp lý vì định hướng phát triển kinh tế của Đồng Nai đến năm 2030 là CN – DV – NN (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015). Trong đó, phải ghi nhận sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp - xây dựng (chiếm hơn 50% trong tổng cơ cấu). Khu vực II tốc độ tăng tương đối đều trong những năm qua, vì Đồng Nai là một tỉnh có giá trị cơng nghiệp cao trong vùng chỉ sau Tp.HCM. Khu vực III có mức độ tăng trưởng nhanh do thị trường thương mại được mở rộng. Các lĩnh vực thuộc khu vực I có sự tăng giảm khơng đều, một phần do ảnh hưởng của thời tiết, những diễn biến cực đoan thất thường của thời tiết làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất ngành nơng nghiệp, chi phí vật tư nơng nghiệp, biến động giá cả sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w