Vốn đầu tư phát triển KT

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 58 - 63)

Quy mô vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy động được vào phát triển KT-XH trong 17 năm đạt 69.171 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn của khu vực nhà nước chiếm 32,4% (19.198 tỷ đồng); vốn của khu vực tư nhân và dân cư chiếm 15,4% (9.617 tỷ đồng); vốn ĐTNN chiếm 52,2% (36.678 tỷ đồng).

Bảng 2.3. Vốn đầu tư của tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017

Chỉ tiêu 2000 2010 2017

Tổng số (tỷ đồng)

Phân theo nhóm ngành kinh tế (%) + Nơng – lâm – thủy sản

+ Công nghiệp – xây dựng + Dịch vụ

Phân theo thành phần kinh tế (%) + Nhà nước

+ Ngoài nhà nước + Đầu tư nước ngoài

9.373 100 10,6 56,3 33,1 100 29,0 23,0 48,0 46.579 100 8,6 57,2 34,2 100 30,4 18,3 51,3 69.171 100 4,7 58,8 36,5 100 32,4 15,4 52,2 Giai đoạn 2000- 2010, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy động được 46.579 tỷ đồng cao gấp gần 3,5 lần trong giai đoạn 1996- 2000, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8%, cao gấp 1,2 lần so với cả nước (cả nước tăng 18%),

Trong cả giai đoạn 2010-2017, thu hút vốn đầu tư nước ngồi đạt tốc độ tăng bình qn 28,2%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư tăng bình quân 20%; vốn huy động từ khu vực nhà nước tăng bình qn 16,1%, trong đó, vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển tăng bình quân 34%. Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn huy động được từ khu vực nhà nước chiếm 32,4% (22.411 tỷ đồng); vốn thu hút được từ khu vực tư nhân và dân cư chiếm 15,4% (10.652 tỷ đồng); vốn ĐTNN chiếm 52,2% (36.170 tỷ đồng). Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đã có tác động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh thời kỳ vừa qua. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi năm 2017 đạt 27 tỷ USD.

Nguồn: Tính toán từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

2.1.3.3. Lịch sử khai thác lãnh thổ

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Tần đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.

Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gịn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngồi ra, Nguyễn Hữu Cảnh cịn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam thành lập tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sát nhập các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Tỉnh Đồng Nai gồm các đơn vị hành chánh trực thuộc: Tp. Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, Duyên Hải, một quần đảo là Trường Sa. Tồn tỉnh có 154 phường, xã, thị trấn. Lúc bấy giờ, Đồng Nai giáp các tỉnh: Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây bắc giáp tỉnh Sơng Bé (nay là Bình Dương), phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Biển Đơng (nay giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Từ đó cho đến nay, tỉnh Đồng Nai nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính với việc cắt chuyển một số địa bàn cho các tỉnh mới, một số địa bàn tách, sát nhập lại. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chánh như sau: Tp. Biên Hoà, Tp. Long Khánh và các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

Trải qua hơn 300 năm, Đồng Nai đã hình thành và phát triển ngày càng rực rỡ và khang trang, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, công nghiệp phát triển đã thu hút một lượng lớn dân cư từ nơi khác đến lập nghiệp làm cho số dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng lên.

2.1.3.4. Chuyển cư

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cư khá đơng đảo. Theo số liệu thống kê, có trên 30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trước năm 1698, người Việt và người Hoa đã đến vùng đất Biên Hịa – Đồng Nai sinh sống nhưng khơng nhiều. Các cư dân được xem là bản địa là Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng.

Từ sau khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn, kinh lược đến Nam Bộ năm 1698, ông đã sắp đặt bộ máy quản lý hành chánh trên vùng đất này và chiêu mộ người dân từ miền Trung vào đây khai khẩn. Dân số Đồng Nai có sự phát triển ngày càng tăng với mức độ đẩy mạnh chính sách khai phá Nam Bộ của nhà Nguyễn, thể hiện qua việc tăng số làng, thôn, ấp và nâng cấp các đơn vị hành chánh cấp tổng, huyện.

Từ năm 1698 đến nay, có 5 đợt nhập cư lớn của các nguồn di dân đến Đồng Nai làm tăng dân số và thành phần dân cư. Đó là cuộc di dân từ các tỉnh miền Trung (vùng Ngũ Quảng) đến Đồng Nai theo chính sách khai khẩn của thời nhà Nguyễn; đợt mộ dân các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào làm phu tại các đồn điền cao su trên địa bàn Đồng Nai những thập niên 30, 40 thế kỷ XX; đợt di dân đồng bào Công giáo miền Bắc sau Hiệp định Gonevo năm 1954; đợt di dân từ các vùng thành thị ở miền Nam xây dựng vùng kinh tế mới tại Đồng Nai sau năm 1975; các đợt đồng bào các tỉnh phía Bắc theo kế hoạch nhà nước đến Đồng Nai xây dựng cuộc sống mới những thập niên cuối thế kỷ XX.

Ngoài ra, các cuộc chuyển cư lớn trên, trong từng giai đoạn lịch sử, có một số trường hợp một bộ phân dân cư cũng khá đơng đảo tìm đến Đồng Nai sinh sống với nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau như tránh sự khủng bố của chính quyền Mỹ - Diệm, hoặc chuyển theo chế độ chuyển đi của binh sĩ thời Mỹ Diệm (1954 – 1975); và nhiều trường hợp những nhóm cộng đồng dân cư chuyển đến tự do…Mỗi đợt di dân làm dân số ở Đồng Nai từng thời kỳ tăng đột biến; số di dân lên con số trên hàng vạn người mỗi đợt.

Một số tóm lược sau trong các nguồn tư liệu cho thấy tình hình phát triển dân số trên địa bàn Đồng Nai qua các mốc lịch sử: Huyện Phước Long (đất Biên Hịa xưa) có 5.532 người; năm 1808, trấn Biên Hịa, phủ Phước Long có 10.600 người; năm 1832 có 20.841 người; năm 1863 tỉnh Biên Hịa có 31.381 người; năm 1873 có 59.568 người; năm 1901 có 102.941 người, năm 1923 có 132.165 người; năm 1946 có 202.570 người, năm 1948 có 221.000 người; năm 1956 có 335.700 người, năm 1963 có 487.178 người, năm 1972 có 650.435 người; năm 1976 có 1.261 người; năm 1996 có 1.936.055 người và năm 2005 có 2.218.900 người. Tỉ lệ tính từ năm 2005 cho thấy 30,8% dân số sống đô thị, người Kinh chiếm 91,4% dân số; kế đến là người Hoa và các dân tộc khác. Dân tộc Chơro, Mạ, Xtiêng, Kơho được xem là các cư dân bản địa.

2.1.3.5. Đơ thị hóa

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt là Đồng Nai có các điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các đơ thị có quy mơ tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong khu vực này địa bàn Tây - Nam Đồng Nai (gồm thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch và Long Thành) là khu vực được xem cửa mở phía Đơng của TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là khu vực thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp và đô thị.

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của đất nước, đảm đương nhiều yếu tố và chức năng cho phát triển trong vùng thành phố Hồ Chí Minh. Với 34 khu cơng nghiệp và 15 cụm công nghiệp, Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (61% công nghiệp, 29% dịch vụ, 7% nông nghiệp), tăng trưởng công nghiệp tăng 36%/năm, tăng trưởng GDP đạt 14,3%. là một trong 10 tỉnh - thành phố có đơng dân cư nhất (>3 triệu), là tỉnh có dân cư đơ thị cao nhất (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - tỉ lệ đơ thị hóa trên > 37%), dân số đơ thị tăng trưởng cao (60% trong 10 năm)

Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong nước giải quyết thêm hàng ngàn lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh thu hút được lượng lao động hùng hậu. Trên cơ sở phát triển khu cơng nghiệp cũng góp phần hình thành các khu đơ thị hóa trên tồn tỉnh Đồng Nai.

Q trình đơ thị hóa ở Đồng Nai diễn ra với tốc độ nhanh, đặc biệt là sau đổi mới. Đơ thị hóa dựa trên sự gia tăng cơ học của dân số đô thị (di cư từ nông thôn ra thành thị và di cư thành thị - thành thị). Chính sách ưu tiên phát triển CN của tỉnh Đồng Nai đã thu hút một lực lượng lớn dân nhập cư đến làm việc, cộng với chính sách mở rộng địa giới hành chính Tp.Biên Hịa, nâng cấp các đô thị, chuyển đổi không gian nông thơn thành ngoại thành đơ thị… cũng vơ tình làm tăng tỷ lệ dân thành thị và làm thay đổi cấu trúc và chức năng ở những nơi đơ thị hóa.

2.1.3.6. Các nhân tố khác

* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật a. Cơ sở hạ tầng

* Đường bộ: Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ hiện có 6.202,7 km. Mật độ các loại đường bộ bình quân 0,6 km/km2 nhưng mật độ đường nhựa và bê tơng cịn thấp mới đạt 0,16 km/km2, chiếm 26,7% tổng chiều dài tồn bộ mạng lưới đường. Đặc điểm tính chất của các tuyến đường có ảnh hưởng khác nhau đối với biến động dân số.

- Quốc lộ: có 5 tuyến QL chạy qua với tổng chiều dài 244,5 km gồm QL1 (đoạn nằm trên địa bàn dài 102,45 km), QL20 (75,4 km), QL 51 (42,65 km), QL 56 (18 km) và QL 1K (5,72 km) đây cũng là những tuyến đường trục Bắc - Nam và Đông - Tây lưu thông giữa các khu vực trong tỉnh. Các tuyến đường này tạo động lực để phát triển các đô thị như Gia Ray, Long Khánh, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Định Quán, La Ngà, Vĩnh An. Việc nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa các tuyến đường quốc lộ khơng những tác động đến tăng dân số các đơ thị kể trên mà cịn tạo ra các hành lang phân bố dân cư dọc hai bên các tuyến đường này.

- Đường tỉnh: có 20 tuyến với tổng chiều dài 369,1 km đều được nối liền với hệ thống Quốc lộ. Các tỉnh lộ tác động đến quá trình hình thành phát triển các thị tứ, các đô thị loại 4, loại 5 cấp tỉnh.

- Đường huyện và đường thành phố: có 274 tuyến với tổng chiều dài 1.317 km. Một số tuyến đường huyện hiện nay do xây dựng từ nhiều năm trước nên đang bị xuống cấp nghiêm trọng trong khi nhu cầu lưu thơng hàng hố ngày càng tăng lên, cần tăng cường duy tu và đầu tư mở rộng thêm mặt đường. Mạng lưới các tuyến đường này tạo khả năng tăng sức chứa dân số cho lãnh thổ, góp phần phân bố lại dân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cơ sở hạ tầng có sức chứa dân số và mở rộng quy mô các đô thị cũ bao gồm các đường vành đai, đường nội bộ như đường 767 ở Vĩnh Cửu, đường 781 ở Long Khánh… ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng tác động đến vùng nông thôn, các đô thị nhỏ, bao gồm các quốc lộ và tỉnh lộ 16 nối Long Thành và Nhơn Trạch.

và Nhơn Trạch. Huyện Nhơn Trạch đang phát triển đô thị nên giao thơng đang được hồn thiện. Riêng huyện Vĩnh Cửu có khu bảo tồn thiên nhiên với các cánh rừng bạt ngàn được xem là lá phổi xanh của tỉnh, chính vì vậy mà hạn chế mở quốc lộ qua đây giúp góp phần bảo vệ sự trong lành của mơi trường.

* Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm 8 ga: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo là tuyến lưu thơng hàng hố, hành khách quan trọng giữa tỉnh với các khu vực Duyên hải miền Trung và khu vực phía Bắc. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đều đi qua Đồng Nai.

* Đường thuỷ: tổng chiều dài các tuyến đường sơng do các cấp quản lý có 532 km. Tổng chiều dài sông hiện đang khai thác vận tải 205/679 km sông rạch (chiếm 31% tổng chiều dài sơng trong tỉnh) gồm 8 tuyến chính trên các sơng Đồng Nai, sơng Thị Vải, sơng Đồng Tranh, sông Cái, sông Nhà Bè, sơng Lịng Tàu, sơng Gị Gia và sơng La Ngà.

Hệ thống cảng biển, công suất thông qua hiện đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, bao gồm các cảng: cảng tổng hợp Đồng Nai (sông Đồng Nai), cảng tổng hợp Gị Dầu (sơng Thị Vải), cảng Viko-Wochimex (sơng Lịng Tàu), cảng gỗ mảnh Phú Đông (sông Nhà Bè), cảng xăng dầu Phước Khánh (sơng Nhà Bè).

* Đường khơng: hiện có sân bay Biên Hoà rộng 40 km2 đang hoạt động thuộc Bộ Quốc phịng quản lý.

Cảng hàng khơng quốc tế Long Thành sắp xây dựng sẽ là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới, là dự án quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực, với quy mô cơng suất sau khi được hồn thành toàn bộ 3 giai đoạn là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Việc thực hiện dự án sân bay Long Thành sẽ tạo động lực cho việc hình thành đơ thị với mức độ tập trung dân số lớn ở Long Thành.

Tóm lại, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển đồng bộ và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ giao thương hàng hóa, phát triển KT – XH cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư. Đây là một trong những nhân tố chính giúp tỉnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w