c. Ảnh hưởng đến phân bố các ngành sản xuất
2.3.2.1. Ảnh hưởng đến giáo dục
Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng cao trong việc đóng góp nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển của tỉnh nhà và vùng Đơng Nam Bộ. Tỉnh có đầy đủ các cấp đào tạo từ mầm non đến đại học. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 97,1% dân số (2017). Với tốc độ tăng dân số cơ học nhanh chóng, việc đáp ứng nhu cầu đi học của đại bộ phận dân cư trở nên cấp thiết.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hồn tồn giải phóng, nền giáo dục mới thực sự được xây dựng thống nhất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Trước 1986 tỉnh có 1 trường cao đẳng, 6 trường trung học chuyên nghiệp, 3 trường công nhân kĩ thuật, 4 trường bổ túc văn hoá tập trung, 18 trường bổ túc văn hoá tại chức, 66 trường tiểu học, 180 trường cấp I và II, 25 trường trung học cơ sở, 20 trường trung học phổ thông và 181 trường mầm non thu hút 400.000 người đi học.
Ngành giáo dục của tỉnh Đồng Nai trong thời kì 2000 – 2017 đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp rất lớn vào phát triển KT – XH địa phương. Cùng với quá trình tăng quy mô dân số mạng lưới trường học ngày càng được nâng cao về chất và lượng. Trung bình mỗi xã đều có trường tiểu học. Tính đến đầu năm học 2016 – 2017 toàn tỉnh đã tăng thêm 11 trường so với năm
học 2015 – 2016 trong đó có 2 trường ngồi cơng lập.
Cơ cấu dân số biến động theo chiều hướng giảm tỷ trọng nhóm tuổi dưới lao động theo đúng hướng giảm sinh, dẫn đến tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học giảm dần từ năm 2000 đến 2017 (năm 2000 có 34,8% đến năm 2017 cịn 27,7%). Trong khi đó bình qn một giáo viên lại tăng lên từ 18,3 người năm 2000 tăng lên 22,9 người năm 2017. Bảng 2.26 cho thấy quy mô và tốc độ tăng dân số quyết định đến quy mô và nhu cầu học tập của người dân. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân giảm từ 34,8% năm 2000 xuống cịn 27,7 năm 2017, trong khi quy mơ dân số tăng đã góp phần giảm quy mơ của nhu cầu giáo dục.
Bảng 2.26. Số học sinh và giáo viên tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017
2000 2010 2017
Dân số (nghìn người) 2.086,6 2.569,4 3.027,32
Số trẻ em trong độ tuổi đi học (người) 896.754 799.417 837.472 Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học/tổng số dân (%) 34,8 31,1 27,7 Số học sinh phổ thơng (nghìn người) 532.992 435.506 506.503
Số giáo viên (người) 16.073 19.991 22.080
Số HS bình quân một GV (người) 18,3 21,8 22,94
Số trường học 681 527 558
Số lớp học (lớp) 14.159 12.499 13.877
Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)
Số học sinh phổ thông tăng rất chậm về quy mô, giúp giảm sức ép về cơ sở vật chất cho giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Những năm gần đây, nhờ giảm dần lực lượng trẻ em, áp lực lên hệ thống giáo dục phổ thông giảm xuống.
Những chuyển biến về dân số, đặc biệt là cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây. Việc giảm tỷ trọng và quy mơ nhóm người dưới tuổi lao động đã góp phần giảm áp lực phát triển theo chiều rộng cho giáo dục. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giáo dục theo chiều sâu. Những chuyển biến về cơ cấu dân số, đặc biệt là biến động cơ cấu theo tuổi, số người trong nhóm tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nên việc cần mở rộng thêm các trường dạy nghề, đào tạo chuyên môn cho người lao động là cần thiết nhằm tăng năng suất và chất lượng lao động cho tỉnh trong thời kì phát triển CN chất lượng cao.
Tỷ trọng lao động làm việc có trình độ chun mơn kỹ thuật khơng có bằng nghề/chứng chỉ chiếm khá lớn, hơn 70%, lao động làm việc có trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm khoảng 17%. Với hơn 93% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, phần lớn lao động làm việc trong khu vực này chủ yếu là lao động phổ thơng (cơng nhân phổ thơng), lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo từ trong nước chỉ chiếm chưa tới 10%
(Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015). Bên cạnh đó đội ngũ này cũng vẫn khơng đáp ứng
thuộc các ngành công nghệ thơng tin, thiết kế, điện tử, hóa chất … lại ln thiếu hụt lao động lành nghề. Nguyên nhân chủ yếu trong trường đại học, cao đẳng, các sinh viên được nhà trường trang bị nhiều kiến thức chuyên môn (lý thuyết), kiến thức thực hành, kỹ năng – kỹ thuật cịn hạn chế, khơng sử dụng, vận hành được các loại máy hiện đại, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Lao động kỹ thuật cao đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI xuất thân từ lao động phổ thông, qua thực tế sản xuất, họ làm quen với các loại máy móc, dây chuyền hiện đại, được doanh nghiệp đào tạo lại và cử đi đào tạo nước ngồi nên trình độ được nâng lên đáp ứng u cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao năng suất lao động và kỹ năng quản lý cho người lao động ở Đồng Nai là yêu cầu cấp thiết, vì định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2030 vẫn duy trì mơ hình CN – DV – NN.
Phân bố dân cư cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của ngành giáo dục. Ở thành thị và các vùng đông dân như Tp. Biên Hòa, TX. Long Khánh, thị trấn Trảng Bom, Long Thành kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những nơi này hệ thống giáo dục thường phát triển hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy và học hiện đại và tốt hơn nên trẻ có nhiều cơ hội được tiếp cận với những mơ hình giáo dục mới, những vùng dân cư thưa thớt như Xã Thanh Sơn thuộc huyện Định Quán, xã Phú Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Nam Cát Tiên của huyện Tân Phú….các phương tiện dạy học rất hạn chế, ngồi giờ học học sinh cịn đi làm rẫy phụ kinh tế gia đình nên chất lượng giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là giáo dục mầm non và tiểu học. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của giáo dục. Mật độ dân số lớn và tăng nhanh, số trẻ em đến tuổi đi học cao, gây ra sự quá tải, học sinh phải học cả ca ba. Ví dụ vào năm 2016, có bốn trường tiểu học của thành phố Biên Hịa là Trảng Dài, Phan Đình Phùng, Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu học sinh phải học ca ba do quá tải học sinh, thơng thường các trường tiểu học có sĩ số 65 – 70 học sinh/lớp là chuyện bình thường.