Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 54 - 56)

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Thảm thực vật rừng ở Đồng Nai thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa mưa nhiều với hệ thực động vật đa dạng về chủng loài. Các kiểu rừng tự nhiên cơ bản có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới ẩm với các họ thực vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng, qua điều tra cho thấy hiện có 614 lồi thực vật

thuộc 390 chi, 110 họ thuộc 70 bộ trong 6 ngành thực vật khác nhau. Động vật qua điều tra có 252 lồi trong đó thú có 61 lồi, chim có 120 lồi, bị sát có 54 lồi, lưỡng cư có 12 loài. Đặc biệt rừng Nam Cát Tiên cịn giữ được nhiều lồi động thực vật q hiếm như tê giác một sừng, bị Benteng, nai Catoong, hổ báo, sóc bay, cơng, trĩ.

Đồng Nai có nguồn tài ngun rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có 178.216 ha chiếm 30,36% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng là 154.874ha gồm rừng tự nhiên có 110.117 ha, rừng trồng có 44.757 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường môi trường sinh thái, phát triển du lịch và khai thác rừng kinh tế.

2.1.3. Kinh tế - xã hội

2.1.3.1. Dân cư

Đồng Nai là vùng đất có lịch sử khai phá và phát triển lâu đời, di chỉ khảo cổ cho thấy chứng tích của người tiền sử cách nay hàng nghìn năm về trước. Cộng đồng dân cư hiện có trên 30 dân tộc trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,5%, cịn lại là dân tốc Hoa và các dân tộc khác chiếm 8,5%. Bản sắc văn hoá đa dạng, phong tục tập quán sinh hoạt và sản xuất phong phú, có nhiều tơn giáo trong đó chủ yếu là Thiên chúa giáo và Phật giáo chiếm gần 60% dân số. Con người mang đậm ý chí tự cường, giàu truyền thống trong bảo vệ và xây dựng tổ quốc là vốn quí để Đồng Nai tiếp tục phát huy, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng trong thời kỳ tới.

Đặc điểm dân cư có nhiều đặc trưng ảnh hưởng đến q trình dân số

- Dân cư ở Đồng Nai chủ yếu là có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung và Bắc bộ, điều này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các cộng đồng dân cư phía bắc. Do vậy, từ sau 1975, khi đất nước thống nhất các mối liên hệ này được phát huy tác dụng, cùng với nguồn tài nguyên phong phú đã tạo được cơ sở để thu hút một bộ phận khá lớn dân cư ở miền Bắc, miền Trung đến định cư sinh sống tại Đồng Nai.

- Từ sau 1975, dân cư ở cả nước nói chung, dân cư ở Đồng Nai nói riêng chuyển sang thời kỳ bùng nổ dân số. Điều kiện sống được cải thiện, tỷ lệ tử vong giảm, tuy nhiên tập quán sinh đơng con vẫn cịn duy trì và kết hợp nhu cầu lớn về lao động bổ sung nên hiện tượng gia tăng dân số tự nhiên ở Đồng Nai cao.

- Đồng Nai có 30 thành phần dân tộc sinh sống, xếp theo dân số từ cao đến thấp là: Việt (chiếm số đông đảo nhất), kế đến là người Hoa, Nùng, Tày, Chơro, Dao, Mường, Khơme, Chăm, Mạ, Stiêng, Thái, Kơho, Sán Dìu, Thổ và một số dân tộc khác như Hmông, Giarai, Ngái, Êđê, Bana, Hrê, Raglai, Bru Vân kiều, Giáy, Cơtu, GíeTriêng, Tà Ơi, Kháng, Xinh Mun, Chu ru, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, Mảng, Bố Y, Si la, Pu Péo… nhưng số lượng khơng đáng kể.

nhiều con, tính chất định cư thấp)

2.1.3.2. Nhân tố kinh tếa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2000 đến nay, hoạt động kinh tế của tỉnh đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình qn ln đạt trên 10%, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ có tốc độ tăng ổn định, quy mơ GRDP của tỉnh không ngừng tăng lên. Cơ cấu kinh tế theo ngành đang chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nhóm ngành nơng – lâm – thủy sản. Thu nhập bình quân đầu người nhờ vậy cũng tăng lên nhanh chóng, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Như vậy, Đồng Nai nằm trong 10 tỉnh, thành có nền kinh tế phát triển hàng đầu nước ta.

Tốc độ tăng trưởng KT của Đồng Nai tăng đều qua các năm, năm 2000 tăng trưởng KT đạt 6,4% thì năm 2010 tăng lên 7,2% và năm 2017 tăng lên 8,6%. Tốc độ tăng ngày càng nhanh.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w