Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 46 - 48)

ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận

1.2.3. Đông Nam Bộ

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Tuy nhiên, chỉ sau 10 năm, theo số liệu mới đây năm 2019 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình qn 706 người/km², chiếm 18,5% dân số cả nước. (Niên giám thống kê, 2018).

Hồng. Có đến 1,3 triệu người nhập cư đến vùng Đông Nam Bộ, chiếm hơn hai phần ba tổng số người di cư giữa các vùng trên cả nước. Phần lớn người nhập cư đến Đông Nam Bộ là người của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (710,0 nghìn người, chiếm 53,2%);

Đơng Nam Bộ có kết cấu dân số trẻ. Năm 2018, dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc chiếm 79% (Niên giám thống kê, 2018) những con số này cho thấy tuổi lao động của vùng cao hơn nhiều so với các vùng khác và so với cả nước. Tỉ lệ giới tính có sự chênh lệch cao so với cả nước và thay đổi theo thời gian. Năm 2009, tỉ lệ giới tính của cả nước là 98,1 thì ĐNB là 95,3 năm 2018 là 98,9 và 96,6. Nguyên nhân tỉ lệ nữ lớn hơn và có xu hướng tăng ở vùng là do nhập cư lao động nữ nhiều hơn lao động nam và ngày càng tăng.

Vùng đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng. Nguồn lao động rất dồi dào, năm 2018 nguồn lao động của vùng chiếm 8,37 triệu người, chiếm 65% dân số. Đây là vùng tập trung lao động lớn nhất nước ta và tăng nhanh. Nguồn nhân lực này sẽ phục vụ cho quá trình phát triển trong thời gian tới. Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Sự phân bố khơng đều này dẫn đến tình trạng di cư cả nội vùng và ngoại vùng. Bên cạnh đó, số người già cũng đang có xu hướng tăng, tuổi thọ dân cư ngày càng được cải thiện, các cơ sở y tế đang dần được hiện đại hóa và mở rộng phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Sự gia tăng dân số trong độ tuổi đi học nhanh cũng gây áp lực cho hệ thống giáo dục.

Nhìn chung, tuy có sự khác biệt về đặc điểm và một số mặt hạn chế nhất định, dân số Việt Nam và vùng ĐNB đều đã góp phần nhất định trong việc thúc đẩy quá trình phát triển KT – XH của cả nước nói chung và vùng nói riêng. Việc hệ thống cơ sở thực tiễn về biến động dân số và tác động đến phát triển KT – XH Việt Nam và vùng ĐNB sẽ là căn cứ giúp tác giả phân tích và so sánh cụ thể về vị thế của đặc điểm dân số, KT – XH tỉnh Đồng Nai so với các vùng và cả nước.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w