Ảnh hưởng đến môi trường

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 107 - 113)

c. Ảnh hưởng đến phân bố các ngành sản xuất

2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường

Gia tăng dân số đang gây sức ép lên môi trường đất, khơng khí và nước trên địa bàn tỉnh. Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học. Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu khai thác, sử dụng và tiêu thụ tài nguyên càng lớn, gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên. Hậu quả, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, số lượng các lồi hoang dã ngày càng ít đi, các quần thể sinh vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn. Bên cạnh đó, tình trạng di cư cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên.

Bảng 2.30. Diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2017

Năm Diện tích (ha)

Bình qn diện tích rừng (ha/người) Độ che phủ (%) 2000 190.385 93,3 32,3 2010 167.900 65,3 28,4 2017 184.500 60,9 31,2

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017)

Qua bảng 2.30 cho thấy tổng diện tích rừng đang thu hẹp dần, năm 2000 diện tích rừng có 190.385 ha thì đến năm 2017 chỉ cịn 184.500 ha. Thời điểm đầu thế kỷ XXI, rất nhiều các KCN mới được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai nên diện tích rừng (chủ yếu là rừng cao su ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất và TX. Long Khánh) có suy giảm để nhường chỗ cho việc xây dựng các KCN. Bình qn diện tích rừng trên đầu người cũng suy giảm nhanh chóng do tác động của tốc độ tăng dân số trong giai đoạn trên, từ 93,3ha/người năm 2000 còn 60,9ha/người năm 2017. Tuy nhiên, độ che phủ rừng có giảm từ năm 2000 là 32,3% xuống 28,4% vào năm 2010, nhưng sau đó tăng lên 31,2%, xấp xỉ gần bằng năm 2000. Lý giải cho điều này ta thấy giai đoạn 2010 – 2017 tỉnh chủ trương hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, vùng chuyên canh cây ăn quả ở các huyện có thế mạnh về nơng nghiệp như huyện Xn Lộc, Định Quán, Thống Nhất và Cẩm Mỹ nên độ che phủ tăng.

Ngoài ra, kết quả của các cuộc di cư có tổ chức theo kế hoạch và di cư tự do đã làm tăng đáng kể dân số ở các vùng Đơng Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Nai và đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở các vùng này, nơi vốn có tài nguyên đất đai thuận lợi cho hệ sinh vật tự nhiên phát triển.

+ Các khu vực tập trung công nghiệp như Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom đều là các khu vực tập trung đông dân cư và nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, với tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp, nguy cơ ô nhiễm môi trường như nguồn nước thải công nghiệp chưa được xử lý thải ra môi trường càng nhiều đã tạo nên sức ép đến với môi trường không nhỏ và là thách thức đối với quá trình phát triển bền vững của tỉnh.

+ Sự phát triển nông nghiệp ở Đồng Nai ngày càng lớn mạnh về quy mô và năng suất nhưng nước thải, rác thải, thuốc trừ sâu phát sinh là một sức ép không nhỏ đối với công tác bảo vệ môi trường. Năng suất cây trồng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Việc sử dụng phân bón để lại một lượng khơng nhỏ dư lượng không được cây trồng hấp thu, bị rửa trôi, bay hơi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm khơng khí.

+ Hoạt động chăn ni gia súc, gia cầm tăng trưởng liên tục, quy mơ và diện tích ngày càng mở rộng, tập trung chủ yếu tại các vùng được quy hoạch khuyến khích phát triển chăn ni (Xn

Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Thống Nhất, Định Quán,...). Chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm hầu như chưa được xử lý đúng kỹ thuật, xả trực tiếp ra môi trường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm và mơi trường khơng khí.

+ Cơ sở hạ tầng phát triển khơng đồng bộ, q trình đơ thị hóa khơng theo kịp quá trình gia tăng dân số đã dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch đô thị chưa phù hợp, nhiều khu công nghiệp nay đã nằm giữa các khu dân cư. Diện tích đất giao thơng khơng đủ, mạng lưới giao thơng không đều, không đảm bảo chất lượng. Hệ thống cây xanh đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường và tạo cảnh quan mơi trường đơ thị, diện tích cây xanh trên đầu người quá nhỏ. Mật độ dân số tại Tp. Biên Hòa và thị trấn Trảng Bom quá cao trong khi cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ dẫn đến hiện tượng ngập cục bộ trong nội thành mỗi khi mưa to.

+ Mật độ xây dựng cơng trình cao, bê tơng hóa mặt đất đơ thị q lớn; hệ thống thu gom, thốt nước đơ thị lạc hậu, chắp vá; các kênh thốt nước mưa, nước thải ở đơ thị là hệ thống chung. Việc nạo vét kênh mương chưa kịp thời. Hầu hết, các nguồn nước thải sinh hoạt đô thị đều không được xử lý, đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường.

+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp.

- Ngồi ra, các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số và di dân tập trung ở các khía cạnh sau:

+ Tổng lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh khoảng 190.000 m3/ngày, riêng thành phố Biên Hòa phát sinh khoảng 80.000 m3/ngày. Hiện nay, các đơ thị trên tồn địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và thoát ra hệ thống thốt nước chung. Chất thải rắn thơng thường (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại): khối lượng phát sinh khoảng 2.605 tấn/ngày (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)

+ Khu vực xung quanh các khu công nghiệp: mức tiếng ồn dao động từ 50,7-77,5 dBA, Khu vực dân cư - đô thị: mức tiếng ồn dao động từ 46,3-74,7 dBA, Khu vực giao thông: trong năm 2017 chỉ thực hiện quan trắc tiếng ồn tại 01 nút giao thông (ngã tư Hiệp Phước - quan trắc gián đoạn), nồng độ dao động từ 70,3-78,2 dBA, Khu vực bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn: mức tiếng ồn dao động từ 50,6-69,6 dBA. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2017)

So với năm 2013 và 2012, năm 2014 ơ nhiễm bụi có xu hướng giảm cả về khu vực, tần suất và nồng độ phát hiện so với các năm trước. Ơ nhiễm tiếng ồn tuy có phát hiện nhưng tần suất và

nồng độ xấp xỉ so với các năm trước.

Kết quả quan trắc khơng khí tại các khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy chất lượng khơng khí khu vực dân cư thành phố Biên Hịa nhìn chung kém hơn so với các khu vực dân cư khác trên địa bàn tỉnh, diễn biến nồng độ các chất đặc trưng trong khơng khí có xu hướng tăng theo thời gian. Một số vị trí tại các huyện tuy có phát hiện ơ nhiễm cục bộ tại một số thời điểm về bụi và tiếng ồn nhưng tần suất và nồng độ phát hiện thấp.

Nguyên nhân do thành phố Biên Hòa là khu vực trung tâm của tỉnh, tốc độ đơ thị hóa nhanh, tập trung nhiều loại hình phát triển kinh tế, mật độ dân số ngày càng tăng do vấn đề di dân từ nơng thơn ra thành thị, vì thế hiện nay, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị phát triển khơng theo kịp tốc độ đơ thị hóa, chậm hơn so với tốc độ gia tăng dân số và mở rộng về không gian đô thị nên làm nảy sinh nhiều bất cập về bảo vệ mơi trường như: diện tích đất, giao thơng đơ thị không đủ, mạng lưới giao thông phân bố không đều, chưa đáp ứng sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Đường chật hẹp, phương tiện giao thơng đơng dẫn đến khói, bụi, tiếng ồn gia tăng đang là vấn đề bức xúc của xã hội và cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ơ nhiễm khơng khí đơ thị.

- Sự gia tăng dân số đơ thị và sự hình thành các thành phố lớn, siêu đô thị làm cho mơi trường khu vực đơ thị có nguy cơ bị suy thối nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đơ thị ngày càng khó khăn.

Việc gia tăng sức ép về nhu cầu việc làm. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp đã tồn tại nay lại được bổ sung thêm do tình trạng di dân nội vùng và điều đó làm cho vấn đề giải quyết việc làm mỗi năm tăng nhanh, gây nên sức ép cho các cơ quan quản lý, các nhà chức trách địa phương. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân nhiều vấn đề tiêu cực khác phát sinh, tạo ra gánh nặng về mặt KT – XH.

Cơ sở hạ tầng vốn xuống cấp thì nay lại càng trở nên quá tải do nhu cầu thực tế khơng ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt ngân sách nên trong thời gian qua nhiều dự án đầu tư hạ tầng đã được địa phương triển khai nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa đồng bộ, hồn chỉnh. Thực tế quỹ nhà ở, cơng trình cơng cộng mới xây dựng mặc dù nhanh nhưng hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, trường học, bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe và vệ sinh mơi trường đơ thị,… vẫn không theo kịp. Các vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi càng ngày càng nhiều người nhập cư đến Đồng Nai.

Tiểu kết chương 2

1. Đồng Nai có nhiều ưu thế về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên; có lợi thế về cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách đúng đắn, cơ hội tìm kiếm việc làm rất tốt. Tất cả các yếu tố trên đã thu hút dân nhập cư từ các địa phương khác đến đây sinh sống và làm việc.

2. Tỉnh có quy mơ dân số lớn và ngày càng tăng, phần lớn là do gia tăng cơ học và hiện đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, thị trường tiêu thụ và nguồn lao động lớn, nhưng cũng dự báo dân số đang già hóa. Dân cư phân bố khơng đều đã gây một số khó khăn trong q trình phát triển KT – XH. Trong cơ cấu dân số có thể hiện mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam. Tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao nhưng trình độ phổ thơng là chủ yếu, năng suất lao động chưa cao, lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp. Q trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Về phân bố, là nơi có mật độ dân số cao gần gấp đơi mức trung bình của cả nước, trình độ đơ thị hóa thấp, dân cư đa số tập trung ven các quốc lộ I, quốc lộ 51 và đường quốc lộ 20. Mật độ dân số tập trung đông tại các Tp, TX, thị trấn, và ven các KCN, còn lại dân cư thưa thớt tại các vùng nơng nghiệp là kinh tế chính.

3. Tác động dân số đến các tiêu chí về kinh tế, xã hội và mơi trường

Sự biến động dân số ở Đồng Nai chưa phải là nguyên nhân chính khiến cho KT Đồng Nai phát triển nhanh, mà yếu tố quyết định đến sự phát triển đó là vốn đầu tư, cơng nghệ và chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. Trong 17 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, tỷ suất gia tăng tự nhiên giảm, tỷ suất gia tăng cơ học cao, hiện nay, chủ trương của tỉnh đã hạn chế luồng nhập cư lao động phổ thông nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh lên tầm cao mới.

Sự biến động dân số tác động đến chuyển dịch cơ cấu KT của tỉnh, giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II, III phù hợp với xu thế chung của cả nước.

Biến động dân số cũng tác động đến nhiều mặt XH, trước hết là vấn đề lao động việc làm, lực lượng lao dộng nhập cư lớn đã cung cấp nguồn lao động trong thời kỳ đầu của quá trình CNH – HĐH. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu dân số đang già đi, sẽ gây ra gánh nặng cho phúc lợi xã hội và thiếu hụt nguồn lao động. Nguồn lao động tuy đơng đảo nhưng trình độ lao động cịn hạn chế gây khó khăn cho phát triển kinh tế cơng nghệ cao.

Biến động dân số đến giáo dục làm cho số trường học, số học sinh, số giáo viên tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu, có những thời điểm số lượng học sinh tăng đột biến tại Tp. Biên Hòa làm cho các trường học quá tải. Giáo dục của Đồng Nai đã có những tiến bộ theo kịp với các q trình dân số nhằm đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ em và nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động.

số cần tăng chi phí đầu tư cho y tế, đặc biệt là đón đầu q trình già hóa của dân cư. Nâng cao chất lượng cơ sở y tế cũng như đội ngũ ngành y để hạn chế dòng tiền chảy về các tuyến bệnh viện trung ương Tp. Hồ Chí Minh để tái đầu tư.

Tác động dân số đến môi trường: Biến động dân số tác động không nhỏ đến những thay đổi về chất lượng môi trường như làm thu hẹp diện tích rừng, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, tiếng ồn trong khu dân cư, xử lý rác thải không kịp, hạ tầng quá tải dẫn đến ngập cục bộ tại Tp.Biên Hòa sau những cơn mưa.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w