Ảnh hưởng của biến động dân số đến môi trường

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 41 - 43)

ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.3.3. Ảnh hưởng của biến động dân số đến môi trường

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học bao quanh và có ảnh hưởng tới sự tác động, phát triển của từng cá nhân và của những cộng đồng con người.

Dân số là một trong nhiều yếu tố có tác động đến mơi trường nhưng lại là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt. Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Biến động dân số sẽ ảnh hưởng đến khai thác và bảo tồn tài nguyên. Dân số tăng lên đòi hỏi khai thác nhiều tài nguyên hơn để phục vụ cho quá trình sản xuất. Khi lực lượng lao động

tăng lên thì tổng sản phẩm sẽ tăng lên nhưng khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng với tốc độ thường cao hơn tốc độ tăng dân số. Một số nguồn tài nguyên như đất đai, mặt nước… lại có hạn. Vì thế, số lao động trên một đơn vị diện tích đất đai tăng lên. Điều này làm cho tổng sản phẩm tăng lên nhưng sản phẩm bình qn đầu người, thậm chí là bình qn cho một lao động lại giảm đi.

Tăng dân số dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi phải khai thác tài nguyên nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn, và do vậy cũng làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn. Ngược lại, việc hủy hoại mơi trường có tác động xấu đến sản xuất, đáp ứng kém hiệu quả hơn đến chất lượng của cuộc sống con người.

Với nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, bằng tiến bộ của khoa học công nghệ, con người khai thác ngày càng nhiều cả số lượng và chủng loại các nguồn tài nguyên, mở rộng quy mô, tăng nhanh cường độ tác động vào môi trường tự nhiên. Hậu quả là:

Nguồn tài nguyên không tái tạo được có nguy cơ cạn kiệt. Ở một số nước công nghiệp phát triển đã xuất hiện nguy cơ này về các loại tài nguyên dầu mỏ, than đá, quặng kim loại…

Nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, do bị khai thác quá mức, đã mất khả năng tự phục hồi như: đất canh tác bị thối hóa, hoang mạc hóa, một số lớn sinh vật biển, chim thú bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, rừng nhiệt đới bị tàn phá nhanh gấp 10 lần tốc độ trồng mới và tự phục hồi.

Nguồn tài nguyên vô tận bị sử dụng lãng phí và bị ơ nhiễm nặng do chất thải (công nghiệp, sinh hoạt) đã trở nên khan hiếm hoặc khơng sử dụng được (tình trạng thiếu nước sạch ở nơng thơn, khan hiếm nước ở Châu Phi, khơng khí bị ơ nhiễm bụi và khí độc ở các thành phố triệu dân).

Tất cả mọi thành phần của môi trường tự nhiên đều bị tác động, biến đổi theo chiều hướng tiêu cực do sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp tập trung và đơ thị lớn, tình trạng sử dụng ngày càng nhiều hóa chất và phân hóa học trong nơng nghiệp, tình trạng phá rừng nhiệt đới lấy gỗ, củi, làm bãi chăn thả và nương rẫy, tình trạng khai thác quy mơ lớn khống sản trên mặt đất và dưới lòng đại dương gây biến đổi cảnh quan.

Nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm do nước thải cơng nghiệp, sinh hoạt, sử dụng hóa chất trong nơng nghiệp, khai thác dầu khí ở đại dương.

Khơng khí bị ơ nhiễm bởi tiếng ồn, bụi, khí độc hại từ khí thải cơng nghiệp, phương tiện giao thơng, đốt rừng làm nương rẫy, làm tăng nhiệt độ trái đất, làm mỏng và thủng tầng ozone (do hiệu ứng nhà kính và các khí CFC - clorofluo carbon) gây nên những biến đổi bất thường của khí hậu.

thực, xói mịn mất độ phì tự nhiên và thối hóa, hoang mạc hóa do mất rừng và canh tác quá mức. Sinh vật, cả động và thực vật bị ô nhiễm do việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích. Các chất này tích lũy trong cơ thể động thực vật gây ảnh hưởng xấu cho quá trình phát triển của chúng và có hại cho sức khỏe con người khi dùng chúng làm thực phẩm.

Đối với môi trường xã hội, gia tăng dân số quá nhanh trực tiếp làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thiếu việc làm cho người lao động đang tăng nhanh (nhất là ở các đô thị lớn) là nguyên nhân cơ bản của tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội gia tăng, mất an ninh và đạo đức xã hội xuống cấp, môi trường xã hội xấu đi.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w