Ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 102 - 104)

c. Ảnh hưởng đến phân bố các ngành sản xuất

2.3.2.2. Ảnh hưởng đến y tế và chăm sóc sức khỏe

Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người. Sức khoẻ tốt là cơ sở để lao động có năng suất cao, có tinh thần trách nhiệm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển.

Bảng 2.27. Số cán bộ y tế, số giường bệnh, số cơ sở y tế tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2000 – 2017

2000 2010 2017

Số cán bộ ngành y (người) 2654 4160 5404

Số cơ sở y tế (cơ sở) 201 201 196

Số giường bệnh (giường) 3.285 6.084 7.210

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Nhìn chung, số giường bệnh tăng nhanh qua các năm (từ năm 2000 đến 2010 tăng gấp đôi) và trong 7 năm tiếp theo tăng trên 1.200 giường, trong đó, số bác sĩ trên vạn dân tăng nhiều, tạo điều kiện khám chữa bệnh cho người dân. Phân bố dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các cơ sở y tế, những khu vực có hệ thống y tế tốt phân bố ở Tp. Biên Hòa, TX. Long Khánh, huyện Trảng Bom và các huyện nằm trên đường quốc lộ vì dân cư tập trung đơng đúc, ngược lại, những khu vực có mật độ dân số thấp sẽ có ít các cơ sở y tế. Ở TP. Biên Hịa là nơi có mật độ dân số cao nhất 3.816,2 người/km2 mặc dù là nơi tập trung đông nhất các cơ sở y tế với các bệnh viện lớn, kể cả các bệnh viện tư nhưng vẫn cịn tình trạng quá tải do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Chính sách giảm sinh của tỉnh bước đầu có kết quả tốt, số lượng trẻ em sinh ra giảm dần, nên ngành y tế có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, phịng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ, làm tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu để đạt mục tiêu dân số bền vững.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng cao, sẽ gây gánh nặng cho cả xã hội vì chi tiêu y tế cho người già gấp đôi trẻ em (Tổng cục Thống kê, 2011). Vì thế ngành y tế tỉnh Đồng

Nai cần chuẩn bị sẵn nguồn lực để đón đầu xu hướng già hóa dân số của tỉnh trong thời gian sắp tới. Vì dân số người già tăng mà được chăm sóc sức khỏe tốt sẽ đóng góp cho nền kinh tế bằng các hoạt động kinh tế và giảm chi phí y tế cho nhóm người này.

Bảng 2.28. Chi tiêu cho y tế trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2000 – 2017

Năm 2000 2010 2017

Chi tiêu cho y tế (tỷ đồng) 156,5 286,3 875,6 Tỷ trọng ngân sách y tế trong tổng

chi ngân sách (%)

2,1 2,3 2,5

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Tỷ trọng chi ngân sách cho y tế trong thời gian qua có tăng, mặc dù tỷ trọng chi tăng chậm nhưng mức chi cho y tế năm 2017 gấp 6 lần năm 2000.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đơng, chiếm hơn 60% dân số, địi hỏi ngành y tế phải làm tốt cơng tác bảo hiểm y tế, phịng và khám chữa bệnh cho nhân dân. Đặc biệt ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, đẩy lùi bệnh dịch, bệnh theo thời tiết như sốt xuất huyết, cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Số lượng dân cư lao động trong các KCN đông, ngành y tế cần chuẩn bị

lực lượng thường xuyên kiểm tra các bếp ăn công nghiệp phục vụ cơng nhân đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, tiến đến đảm bảo chất lượng nguồn lao động.

Với một tỉnh có dân số đơng và mật độ dân số dày thì ngành y tế phải trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện, lực lượng nguồn nhân lực ngành y để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành niên góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho nhân dân và là nguồn nhân lực tương lai cho đất nước.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của từng nhóm dân số rất khác nhau trên địa bàn tỉnh. Ở những thành phố, thị trấn nơi dân cư tập trung đơng đúc thì việc di chuyển đến các cơ sở y tế khơng gặp khó khăn, cịn ở những vùng nơng thơn, hạn chế về cơ sở vật chất thì việc khám chữa bệnh của người dân cịn hạn chế. Mặt khác, với vị trí địa lý rất gần với Tp. Hồ Chí Minh, các nhóm dân số có thu nhập cao thường chọn dịch vụ khám chữa bệnh ở những tuyến bệnh viện trung ương làm cho khả năng tái đầu tư bị hạn chế.

Sự phân bố các cơ sở y tế cũng khơng đều, cả tỉnh có 551 cơ sở y tế năm 2017, trong đó có 16 bệnh viện thì Tp. Biên Hịa có 13 bệnh viện, cịn lại TX. Long Khánh, huyện Định Quán và Long Thành mỗi địa phương có một bệnh viện. Cịn lại là các phịng khám đa khoa và các trạm y tế xã, phường.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w