Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 48 - 49)

Hiện nay, có hai xu hướng nghiên cứu về dân số đó là nghiên cứu đặc điểm dân số và nghên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT – XH. Trong đó, hướng nghiên cứu thứ 2 chiếm tỉ lệ nhiều hơn, vì sự kết hợp các yếu tố KT – XH trong nghiên cứu là yêu cầu cần thiết để đánh giá đặc điểm dân số của từng địa phương một cách sâu sắc và toàn diện.

1. Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT - XH. Các đặc điểm chính về dân số là quy mô, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và đơ thị hóa. Về phát triển KT - XH, các đặc trưng cơ bản về phát triển kinh tế là quy mô và tốc độ tăng GRDP, cơ cấu kinh tế. Về xã hội, các vấn đề quan tâm là lao động, việc làm, nghèo, giảm nghèo, y tế, giáo dục. Tất cả các đặc điểm về dân số và KT - XH này có quan hệ mật thiết với nhau.

2. Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về biến động dân số ảnh hưởng của dân số với phát triển KT - XH với những cách lí giải khác nhau đó là các học thuyết của Malthus về dân số, Marx và Engles, học thuyết quá độ dân số… Qua nghiên cứu nội dung chính của các học thuyết sẽ giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về dân số và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

3. Sự biến động dân số chịu tác động của nhiều nhân tố. Các nhân tố quan trọng phải kể đến là vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KT - XH. Các điều kiện tự nhiên đóng vai trị quan trọng thì các nhân tố KT - XH đóng vai trị quyết định đến sự biến động như quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư, làm thay đổi các đặc điểm về dân số và phát triển KT – XH.

4. Để phân tích, đánh giá được sự ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển KT - XH vận dụng cho cấp tỉnh cần dựa vào một số tiêu chí nhất định, gồm 2 nhóm: tiêu chí đánh giá về dân số và tiêu chí đánh giá KT - XH và mơi trường. Về dân số: đó là quy mơ, gia tăng dân số, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính. Về KT là quy mơ, tốc độ tăng trưởng GRDP, và cơ cấu GRDP. Về XH là tiêu chí đánh giá về lao động – việc làm, nghèo và giảm nghèo, y tế, giáo dục, … Về mơi trường là suy giảm diện tích rừng, rác thải, quỹ đất...

Từ các đặc điểm về dân số của cả nước và vùng ĐNB có nhiều thay đổi sâu sắc song vẫn tồn tại những thách thức nhất định. Đây là bài học kinh nghiệm để tác giả có cách tiếp cận về mối quan hệ giữa dân số và phát triển KT - XH ở phần cơ sở lý luận. Đây sẽ là nền tảng để tác giả so sánh, đánh giá và đề ra những định hướng khi phân tích vào địa bàn cụ thể ở tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w