Giải pháp về các vấn đề biến động dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 1 Nhóm giải pháp về biến động quy mơ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 129 - 132)

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

3.3. Giải pháp về các vấn đề biến động dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 1 Nhóm giải pháp về biến động quy mơ

3.3.1. Nhóm giải pháp về biến động quy mơ

Mục đích: nhằm xây dựng được lộ trình hợp lý có tính khả thi để quản lý số lượng dân số Đồng Nai phù hợp với sức chứa lãnh thổ, với yêu cầu phát triển KT – XH trong từng giai đoạn cụ thể.

Căn cứ vào định hướng chiến lược dân số Đồng Nai năm 2030 dân số Đồng Nai sẽ đạt 3,6 triệu người. Để thực hiện chiến lược này cần phải triển khai các giải pháp cụ thể sau:

a. Giải pháp kiểm soát và quản lý tỷ suất sinh của dân số

+ Tỉnh Đồng Nai cần thực hiện tốt chính sách tuyên truyền, vận động người dân tiếp tục duy trì và thực hiện chính sách dân số KHHGĐ thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, giáo dục chính sách dân số sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên bằng cách lồng ghép các mơn học có liên quan trong chương trình nội khóa và ngoại khóa. Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt với các công nhân trong các khu công nghiệp, khu nhà trọ nhằm nâng cao ý thức và thực hiện có hiệu quả các biện pháp KHHGĐ.

lưới đến tận chính quyền xã, tổ dân phố

+ Phân loại các tình trạng hơn nhân, sinh đẻ, tử vong theo độ tuổi và theo các cộng đồng dân cư, mục đích phân loại: xác định được các cộng đồng dân cư và nhóm tuổi theo tình trạng sinh đẻ và tử vong. Trên cơ sở phân loại xác định các nhóm dân cư và độ tuổi có các biểu hiện ảnh hưởng lớn nhất đến các quá trình dân số. Như vậy, thay vì cần phải tác động đến tồn bộ dân cư thì chỉ cần tác động đến một bộ phận nhỏ dân cư có liên quan trực tiếp và lớn nhất đến quá trình dân số.

+ Tiếp cận và tác động đến các nhóm dân cư có ảnh hưởng lớn đến biến động dân số, (kết quả của nghiên cứu thực trạng biến động dân số Đồng Nai cho thấy nhóm tuổi từ 22 - 34 tuổi và vùng dân cư nơng thơn là có mức độ ảnh hưởng đến quy mơ dân số). Các biện pháp tiếp cận nhóm này bao gồm: giáo dục, tuyên truyền KHHGĐ, giải quyết việc làm, tập huấn SKSS tiền hôn nhân, triển khai các biện pháp y tế…

+ Nâng cấp hoàn thiện các hệ thống y tế là hết sức cần thiết giúp cho công tác dân số KHHGĐ đạt hiệu quả. Tỉnh cần có chính sách tăng cường đầu tư về kinh phí để trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật trong các cơ sở y tế, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ chun mơn bằng các chính sách thiết thực như tăng lương, hỗ trợ nâng cao tay nghề, đãi ngộ các cán bộ làm công tác dân số và đảm bảo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này phân bố đều trong toàn tỉnh.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đội ngũ y tế từ tỉnh đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiện đại các cơ sở y tế tuyến huyện. Triển khai các chương trình y tế quốc gia, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong trẻ em..

b. Giải pháp về vấn đề di cư

Đồng Nai là tỉnh có sức hút nhập cư tương đối lớn trong vùng ĐNB, đa số luồng nhập cư là người lao động phổ thông làm công nhân trong các khu cơng nghiệp, thu nhập thấp, khơng có hộ khẩu thường trú và ở trọ trong các khu nhà trọ bán kiên cố thuê của tư nhân, vì thế chất lượng nhà ở khơng đảm bảo, tình hình an ninh trật tự rối ren, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội. Ngồi ra, cịn có một bộ phận dân nhập cư làm việc khơng chính thức, khơng đăng ký nhân khẩu tạm trú gây khó khăn cho việc quản lý của chính quyền. Vì thế, tỉnh cần có các chính sách tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến di cư nhằm tăng hoặc giảm sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính từ đó điều chỉnh các luồng di cư và đưa ra các giải pháp để phát huy mặt tích cực của di cư.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người di cư. Do q trình cơng nghiệp hóa và mở rộng kinh tế thị trường, số người đăng ký hộ khẩu nơi này, cư trú nơi khác ngày càng lớn và phần

lớn trong số họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: nhà ở, chỗ ở hợp pháp; thiếu thơng tin, ít hiểu biết những kiến thức để bảo vệ chính mình… nhất là ở các thành phố lớn, các khu cơng nghiệp tập trung…

+ Có chính sách đãi ngộ đối với người dân di cư như đăng ký nhân khẩu, nhà ở, tiền lương…

+ Nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội của những vùng trong tỉnh có dân số ít và thưa thớt, nhằm thu hút luồng lao động nhập cư từ tỉnh khác đến và hạn chế được tình trạng di cư nội vùng.

+ Xây dựng các trung tâm tăng trưởng mới tạo ra những cực tăng trưởng ven các trung tâm tăng trưởng cũ, làm giảm sự khác biệt giữa các địa phương tạo nhiều cơ hội việc làm cho vùng nơng thơn và những nơi cịn tụt hậu từ đó làm giảm chênh lệch về kinh tế cũng như về phân bố dân cư giữa các địa phương trong tỉnh.

+ Thúc đẩy chính sách phát triển nơng thơn, phát huy hết hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trước hết là cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập. Bên cạnh đó, phát huy các làng nghề, các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm thu hút lao động và tạo ra những sản phẩm đặc thù. Đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nơng thơn, phát triển các ngành cần nhiều lao động như dệt may, chế biến nông sản gắn với hoạt động kinh tế của địa phương.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường việc làm phi nông nghiệp, tạo thị trường nông thôn kiểu thành thị, thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ. Hỗ trợ vốn cho nông dân mở rộng sản xuất, liên kết hướng nghiệp cho thanh niên… đón đầu các mục tiêu CNH – HĐH nông thôn, gián tiếp làm giảm số lượng di cư từ nông thôn lên thành thị.

+ Đối với các vùng có sự hấp dẫn về nhập cư thì tỉnh cần có chủ trương nâng cấp, đầu tư có trọng điểm, tăng cường các ngành cơng nghệ cao nhằm thu hút được lực lượng lao động có hàm lượng kỹ thuật cao, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh theo hướng các ngành đòi hỏi năng suất lao động cao.

+ Thu hút vốn đầu tư trong và nước ngồi, thơng thống về thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng các KCN. Thu hút nhân tài, đặc biệt là lực lượng lao động được đào tạo từ nước ngồi và sinh viên có thành tích học tập tốt mong muốn trở về phục vụ cho Đồng Nai.

+ Liên kết, phối hợp với các vùng có lợi thế về vị trí địa lý để phát triển liên hồn các khu cơng nghiệp, chuỗi đô thị. Kết nối với các khu vực nông thôn nhằm phân loại lao động hợp lý với trình độ của người lao động.

+ Hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tăng cường kỷ cương trật tự an toàn xã hội, chú trọng các biện pháp bảo vệ mơi trường an tồn cho vùng.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w