Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 52 - 54)

Khí hậu

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đơng Nam Bộ. Chia thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thường đến sớm hơn miền Tây Nam bộ. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C. Nhiệt độ cao nhất là 32,50C. Nhiệt độ thấp nhất là 230C. Tổng số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ. Độ ẩm khơng khí nhìn chung là khá cao TB 80 - 82%. Ẩm nhất thường ở khoảng tháng 8-10 (trên 90%).

Lượng mưa:

Lượng mưa cao, trung bình 1600-1800 mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm.

Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 5,4 giờ/ngày, vào mùa khơ là trên 8 giờ.

Vào mùa khơ: gió chủ đạo từ hướng Bắc chuyển dần sang Đơng, Đơng Nam và Nam Vào mùa mưa: gió chủ đạo theo hướng Tây- Nam và Tây.

Tốc độ gió trung bình 1,4 – 1,7 m/s. Hầu như khơng có bão, gió giật và gió xốy thường xảy ra đầu mùa mưa và cuối mùa mưa (tháng 9).

Hàng năm, thường có dơng từ 80 – 140 ngày, cao điểm vào tháng 5, tháng 6 nhưng cấp gió khơng lớn. Đồng Nai ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Trong thế kỷ XX, có 3 cơn bão lớn ảnh hưởng đến Đồng Nai gió cấp 8, cấp 9 diễn ra trong các năm 1904, 1952, 1997, trong đó cơn bão lụt năm 1952 (Nhâm Thìn) gây thiệt hại nặng nề nhất.

Khí hậu Đồng Nai nói chung với chế độ nắng, gió, mưa, nhiệt, ẩm ở tỷ lệ cao, ổn định và phân bổ khá đồng đều giữa các vùng là điều kiện tốt cho sản xuất, nơng nghiệp, phát triển cơng nghiệp, sinh hoạt văn hóa, du lịch và cho sinh hoạt của dân cư. Đặc điểm khí hậu khơng cực đoan có thể gây ảnh hưởng đến các quá trình dân số.

Thủy văn

độ thủy văn của sông Đồng Nai phụ thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Ngồi lượng nước sơng suối theo dịng chính cịn có lượng mưa sinh dịng tạo hồ trong tỉnh (như Hồ Trị An). Sau khi xây dựng cơng trình thủy điện Trị An, hồ Trị An có diện tích 32.300 ha với dung tích 2.765 x 106 m3 bảo đảm có thể cung cấp điện cho các khu vực phía Nam, nước sạch cho canh tác và sinh hoạt trong lưu vực 14.900 km2, có khả năng điều tiết lũ, nuôi trồng thủy sản và khai thác dịch vụ du lịch. Các hồ khác như Sông Mây (Trảng Bom), Đa Tơn (Tân Phú), Suối Vọng (Xn Lộc) cũng có giá trị đáng kể.

Nhìn chung, chế độ thủy văn của sơng Đồng Nai chịu sự chi phối của 4 yếu tố: chế độ mưa nội vùng, ảnh hưởng của thủy triều, ảnh hưởng của chế độ điều tiết nước từ các cơng trình đầu nguồn, khả năng giữ nước và bổ sung của lưu vực. Sơng Đồng Nai có giá trị rất lớn trong việc phát triển KT - XH như thủy điện, thủy lợi, giao thông và du lịch

Bên cạnh nguồn nước mặt cịn có các nguồn nước ngầm phong phú và chất lượng tốt, dễ khai thác. Nguồn nước ngầm được khai thác chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nhưng hiện nay đang bị giảm sút về số lượng và chất lượng.

c. Đất

Tổng diện tích tồn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nơng nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha.

Năm 2000 Năm 2017

Hình 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2000 và 2017 (%)

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2017)

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

* Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đơng Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đơng Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều...

* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mơ đất nơng nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ, kết cấu đất ổn định thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị. Đất được sử dụng trong nông nghiệp phù hợp với các loại cây CN lâu năm và cây ăn quả, thuận lợi cho các quá trình định cư từ các vùng khác đến.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w