Gia tăng cơ học

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 75 - 88)

d. Cơ sở vật chất kĩ thuật

2.2.2.2. Gia tăng cơ học

Với chính sách CNH – HĐH, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều KCN được hình thành và nâng cao chất lượng đã và đang thu hút hàng nghìn lao động đổ về từ khắp nơi trên cả nước đến sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh khá cao, cao hơn cả gia tăng tự nhiên và góp phần vào việc tăng dân số của tỉnh, nhất là từ năm 2000 đến nay.

Từ hình 2.2 cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2017, tỷ suất gia tăng cơ học của Đồng Nai có sự biến động lớn, tỷ suất gia tăng cơ học luôn cao hơn tỷ suất gia tăng tự nhiên (tỷ suất gia tăng tự nhiên năm 2000 là 1,43% so với tỷ suất gia tăng cơ học năm 2000 là 1,46%), đặc biệt là năm 2010 tỷ suất gia tăng cơ học tăng vượt trội 2,21%, gần gấp đôi tỷ suất gia tăng tự nhiên, do thời điểm này Đồng Nai bắt đầu tách các đơn vị hành chính như huyện Thống Nhất tách làm 2 huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, thành lập huyện Cẩm Mỹ trên một số xã của Long Khánh và Xuân Lộc nên việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nhằm thu hút thêm các nguồn vốn để xây dựng các cụm CN, KCN, và đến giai đoạn 2015 – 2017 tỷ suất tăng cơ học đã dần ổn định phù hợp với chủ trương của tỉnh là nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát triển CN theo chiều sâu. Cộng thêm chính sách phát triển công nghiệp của các địa phương khác trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh có lượng nhập cư vào Đồng Nai lớn như các tỉnh miền Trung, hiện nay cũng phát triển công nghiệp tương đối nên lượng nhập cư vào tỉnh nhà có chiều hướng giảm.

Mặc dù, trong những năm gần đây tỷ suất gia tăng cơ học giảm nhưng vẫn cao hơn gia tăng tự nhiên.

Hình 2.2. Tỷ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên giai đoạn 2000 – 2017

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Nguyên nhân chính là do sự phát triển của các ngành CN trên địa bàn tỉnh và sự đi vào hoạt động của các KCN, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi đã thu hút được rất lớn nguồn lao động ngoại tỉnh đến Đồng Nai để làm việc, khiến cho gia tăng cơ học tăng nhanh chóng. Vào năm 2000, lao động ngoại tỉnh chỉ chiếm 30% lao động đang làm việc thì đến năm 2005 đã tăng lên là 42% và đến năm 2015 thì tỷ lệ này đã đạt 56% lao động trong các ngành công nghiệp. (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2017).

Lý do thu hút lao động nhập cư vào Đồng Nai là để tìm kiếm việc làm, tạo điều kiện ổn định cuộc sống, mơi trường thuận lợi, khí hậu ổn định, dễ chịu, giao thông thuận lợi và gần trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh, chính sách an sinh xã hội dành cho người nhập cư được ưu đãi: nhà ở thu nhập thấp, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ người lao động về quê ăn tết vào dịp tết âm lịch và cũng chính là lý do thu hút người nhập cư lớn vào Đồng Nai giai đoạn đầu thế kỉ XXI.

Nhưng từ đầu năm 2010, tỷ lệ gia tăng cơ học đã đi vào ổn định, nguồn lao động tại chỗ cũng đáp ứng phần nào nhu cầu thiếu lao động của địa phương. Cộng với chính sách phát triển CN phân bố tương đối đều trong các vùng kinh tế của cả nước nên nguồn lao động ở các tỉnh phía Bắc cũng ít di cư vào phía nam, làm cho tỷ suất tăng cơ học của tỉnh ổn định.

Hình 2.3. Tỷ suất gia tăng cơ học của một số tỉnh, thành trong vùng ĐNB năm 2017

Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2017)

Mặc dù, tỷ suất gia tăng cơ học đang dần ổn định so với các tỉnh khác trong vùng ĐNB, nhưng trong những năm gần đây tỷ suất gia tăng cơ học vẫn cao. Năm 2017, tỷ lệ gia tăng cơ học của Đồng Nai chỉ sau Bình Dương và cao hơn của ĐNB, gấp 3 lần so với Thành phố Hồ Chí Minh, gấp đơi Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này cho thấy, mặc dù, tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh đã đi vào ổn định nhưng vẫn cao hơn một số tỉnh trong vùng.

Tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh cũng có sự khác nhau giữa các đơn vị hành chính.

Các đơn vị hành chính dọc theo Quốc lộ có mức gia tăng cơ học cao hơn các huyện vùng cao. Chính việc xây dựng các KCN dọc theo các trục đường chính cũng đã phần nào phản ánh mức độ tăng dân số cơ học của địa phương. Những khu vực này thuận lợi về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý thuận lợi (rất gần với Tp.HCM), phát triển mở rộng không gian đô thị (từ thị xã lên thành phố, từ huyện lên thị xã), đặc biệt là các huyện gần Tp.HCM như Tp. Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Năm 2005 Tp. Biên Hịa có mức tăng cơ học cao nhất cả tỉnh (18,34%), kế đến là Trảng Bom (15,67%). Ở các huyện phía tây bắc dọc quốc lộ 20 có mức tăng cơ học thấp hơn và phân hóa khá rõ. Năm 2005, trong khi Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc là những huyện có kinh tế chính là nơng nghiệp, xa Tp.HCM có tỷ suất tăng cơ học dưới 5% thì Biên Hịa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch trên 10%. Nguyên nhân chính là do sự phát triển mạnh mẽ của KCN, các ngành CN đã tăng vọt cả về số lượng và chất lượng, cộng với việc thành phố Biên Hòa mở rộng địa giới hành chính về phía Nam, rất nhiều các KCN mới được đưa vào sử dụng ở Nhơn Trạch và Long Thành đã tạo ra lực hút lớn đối với nguồn lao động nhập cư, khiến cho gia tăng cơ học của các huyện này tăng nhanh.

giai đoạn 2000 – 2017 Đơn vị hành chính 2000 2010 2017 TP Biên Hịa 1,87 2,83 1,23 Thị xã Long Khánh 1,34 2.35 1,6 Huyện Tân Phú 1,0 1,93 1,0 Huyện Vĩnh Cửu 1,0 1,68 1,10 Huyện Định Quán 1,51 1,76 1,0 Huyện Trảng Bom -- 2,96 1,28 Huyện Thống Nhất 1,9 2,73 1,15 Huyện Cẩm Mỹ -- 2,78 1,11 Huyện Long Thành 1,62 2,0 1,26 Huyện Nhơn Trạch 1,28 2,23 1,16 Huyện Xuân Lộc 1,59 1,27 0.9 Toàn tỉnh 1,46 2,21 1,16

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Đến năm 2017, tỷ suất gia tăng cơ học của các huyện, thị đã tương đối ổn định do sự hoạt động của các KCN đã ổn định. Riêng các huyện, thị nằm ven trục đường quốc lộ có mức tăng cơ học cao so với các huyện khác như Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc.

2.2.2.3. Gia tăng dân số

Hình 2.4. Tỷ suất gia tăng dân số tỉnh Đồng Nai, vùng ĐNB và cả nước giai đoạn 2000 – 2017

Nguồn: Tính tốn từ (Tổng cục Thống kê, 2000, 2005, 2010, 2017)

Hình 2.4 cho thấy giai đoạn 2000 – 2017 Đồng Nai có tỷ suất tăng dân số tăng nhanh, nhưng sau đó giảm chậm lại, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của ĐNB và cả nước. Ngun nhân chính là do gia tăng cơ học.

Tỷ suất tăng dân số cũng có sự phân hóa giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh.

Các huyện có tỷ suất gia tăng dân số cao là Tp. Biên Hòa, huyện Trảng Bom, Huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch – vốn là các huyện có tỷ suất gia tăng cơ học cao. Đặc biệt Tp. Biên Hịa và huyện Trảng Bom có tỷ suất tăng dân số cao nhất, sau đó đến Long Thành, Nhơn Trạch, đây là kết quả hiển nhiên khi chính sách mở rộng và thành lập các KCN ở các khu vực này. Đặc biệt là việc mở rộng địa giới hành chính Tp.Biên Hịa đã phần nào thúc đẩy sự CNH – HĐH càng nhanh, tạo lực hút mạnh các luồng di cư về đây sinh sống và làm việc.

Trong khi đó, các huyện khác thì có tỷ lệ tăng dân số thấp hơn.

Cùng với sự giảm dần của gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh thì tỷ suất gia tăng dân số của các đơn vị hành chính cũng giảm theo, nguyên nhân chủ yếu là sự giảm của tỷ suất gia tăng cơ học.

2.2.3. Cơ cấu dân số

* Cơ cấu theo tuổi

Cơ cấu dân số theo tuổi: Cơ cấu dân số theo tuổi của Đồng Nai từ năm 2000 đến 2017 có nhiều thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ 0 -14 tuổi, tăng tỷ trọng 60 tuổi trở lên, tăng nhanh tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi.

Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2000 – 2017

Đơn vị: %

Nhóm tuổi 2000 2010 2017

0 - 14 34,9 35,2 31,1

15 - 59 57,5 56,4 60,1

Trên 60 7,6 8,4 8,8

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Năm 2000, dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 34,9% đến năm 2017 giảm xuống còn 31,1%, cao hơn trung bình cả nước 23,5%. Đây là kết quả của chính sách kế hoạch hóa gia đình là giảm mức sinh và giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên, tạo điều kiện tăng thu nhập, tăng dân trí và phúc lợi xã hội cho người dân. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) tăng lên nhanh chóng và cao hơn hẳn mức trung bình của cả nước (58,5%). Trong cơ cấu dân số năm 2017, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, đặc biệt là lứa tuổi từ 20-29. Nguyên nhân là số lao động phổ thông nhập cư đến làm việc tại các KCN, và đa số là nguồn lao động trẻ. Đây là lợi thế để Đồng Nai có thêm chính sách nhằm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Số người ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số và thấp hơn trung bình cả nước (10,3%).

Bảng 2.10. Tỷ số phụ thuộc của Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017 Đơn vị: % Tỷ số phụ thuộc 2000 2010 2017 Chung 42,5 43,6 39,9 Trẻ em (0 -14) 34,9 35,2 31,1 Người già (60+) 7,6 8,4 8,8

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Tỷ số phụ thuộc của Đồng Nai nhìn chung đang giảm và tỷ số phụ thuộc của tỉnh thấp hơn tỷ số phụ thuộc chung của của dân số cả nước là 48% năm 2017, do giảm mạnh tỷ số phụ thuộc trẻ em. Sau 17 năm, tỷ số phụ thuộc giảm đi gần 3%. Tỷ số người già cũng có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ lại chậm hơn so với tỷ số phụ thuộc trẻ em.

Từ năm 2000, tỷ trọng người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) là 57,5% trong khi tỷ trọng dân số phụ thuộc (từ 0 - 14 tuổi và từ 59 tuổi trở lên) là 42,5%, và đến năm 2017, tỷ số phụ thuộc giảm xuống còn 39,9%, tỷ trọng người trong độ tuổi lao động lại tăng lên 60,1%. Đây là thời điểm dân số Đồng Nai bước vào thời kì cơ cấu “dân số vàng”, khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đơi nhóm dân số phụ thuộc. Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” từ năm 2007. Thời kì này mang lại nhiều thuận lợi để tận dụng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu khơng có chính sách phát triển phù hợp thì sẽ gây áp lực cho phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội như nhu cầu giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh trật tự, mơi trường. Vì thế, tận dụng thời điểm cơ cấu “dân số vàng” đưa ra các chính sách hợp lý, thu hút các nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho lao động trẻ, đảm bảo an sinh xã hội cho người già, đảm bảo bình đẳng giới, đảm bảo đủ trường học cho trẻ em.

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Bảng 2.11. Cơ cấu dân số Đồng Nai theo giới tính, giai đoạn 2000 – 2017

Giới tính 2000 2010 2017 Tổng số (nghìn người) Nam (nghìn người) Tỷ lệ nam (%) Nữ (nghìn người) Tỷ lệ nữ (%) Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) 2.042,1 997,6 48,8 1.044,5 51,2 95,3 2.569,4 1.268,3 49,4 1.301,1 50,6 97,6 3.027,3 1.464,8 48,4 1562,5 51,6 93,8

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

So với năm 2000, cơ cấu dân số theo giới tính ít có sự thay đổi (năm 2000, dân số nam chiếm 48,8% thì đến năm 2017 dân số nam chiếm 48,4%). So với cả nước dân số nam vẫn thấp hơn (cả nước 49,2%). Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) dao động ở mức 5% (năm 2000 là 95,3% đến 2017 giảm xuống còn 93,8%). Tỷ lệ nữ luôn cao hơn tỷ lệ nam qua các năm. Điều này cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp dày da, dệt, may mặc, CN chế biến lương thực thực phẩm dễ thu hút nhiều lao động nữ.

Bảng 2.12. Tỷ số giới tính phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2000 – 2017

Đơn vị: nam/100 nữ Đơn vị hành chính 2000 2010 2017 TP Biên Hòa 96,2 95,2 92,6 Thị xã Long Khánh 98,5 97,6 96,0 Huyện Tân Phú 100,0 102,4 101,6 Huyện Vĩnh Cửu 98,9 96,1 91,6 Huyện Định Quán 100,0 100,4 103,7 Huyện Trảng Bom -- 95,7 93,0 Huyện Thống Nhất 99,3 98,0 97,2 Huyện Cẩm Mỹ -- 100 97,6 Huyện Long Thành 100,8 99,6 93,4 Huyện Xuân Lộc 104,6 103,2 98,8 Huyện Nhơn Trạch 97,4 93,4 77,6

Giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh cũng có sự chênh lệch giới tính rất cao. Trong năm 2000, tỷ số giới tính thấp nhất thuộc về Tp. Biên Hòa và cao nhất là huyện Xuân Lộc. Đến năm 2017, tỷ số giới tính thấp nhất thuộc về huyện Nhơn Trạch và cao nhất thuộc về huyện Định Qn. Các huyện có tỷ lệ giới tính thấp hơn nằm ở các huyện có cơng nghiệp phát triển và trên trục đường Quốc lộ I. Nguyên nhân liên quan đến việc sử dụng lao động nữ trong các KCN với các ngành như dệt, may mặc…

* Cơ cấu lao động

Nguồn lao động

Bảng 2.13. Nguồn lao động ở Đồng Nai, giai đoạn 2000 – 2017

Đơn vị: nghìn người

Nguồn lao động 2000 2010 2017

Trong độ tuổi lao động Số người 1.174,2 1.452,0 1.846,0

Tỷ lệ (%) 98,2 98,8 98,5

Dân số trên độ tuổi lao động đang tham gia làm việc

Số người 20,0 16,48 27,19

Tỷ lệ (%) 1,8 1,2 1,5

Nguồn lao động (nghìn người) 1.194,2 1.468,5 1.873,2

Nguồn: Tính tốn từ (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2010, 2017)

Nguồn lao động của tỉnh bao gồm hai bộ phận dân số, đó là dân số trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và dân số trên 60 tuổi đang làm việc.

Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn lao động và đang tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng. So với tốc độ tăng dân số thì tốc dộ tăng nguồn lao động nhanh hơn. Nếu giai đoạn 2000 – 2010 tốc độ tăng dân số trung bình là 2,1%, thì tốc độ tăng nguồn lao động là 23,6%, giai đoạn 2010 – 2017 tốc độ tăng dân số là 2,4% thì tốc độ tăng nguồn lao động là 27,1%. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số nguồn lao động nhập cư đến Đồng Nai chủ yếu là những người trẻ (những người trong độ tuổi lao động) nhu cầu tìm kiếm việc làm cao, nên số lao động cũng như tốc độ tăng nguồn lao động nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế ở Đồng Nai tăng trưởng nhanh, nhu cầu về việc làm cao, đặc biệt là hiện nay nhu cầu về nguồn lao động có trình độ đang nằm trong chiến lược thu hút nhân tài của tỉnh, nên việc sử dụng lực lượng lao động trên 60 tuổi là phổ biến và có chiều hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng (năm 2000 là 20 nghìn người đến 2017 tăng lên 27,19 nghìn người). Vì đặc trưng của lực lượng lao động này giàu kinh nghiệm, có tâm huyết và có khả năng chuyển giao cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm đó.

Cơ cấu nguồn lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế đang có tỷ trọng ngày càng giảm.

Hình 2.5. Cơ cấu lao động Đồng Nai đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế, giai đoạn 2000 – 2017

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, 2000, 2005, 2010, 2017) Xét trên cả nước, số lượng lao động ở cả ba khu vực đều tăng, tỷ trọng lao động trong mỗi khu vực có xu hướng chuyển dịch: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Tuy nhiên, ở Đồng Nai, trong giai đoạn 2000 – 2017, khu vực II lại giảm nhẹ sau đó tăng lại và dần ổn định. Đặc biệt là từ năm 2000 – 2017 tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm nhanh từ

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w