ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.3.1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Quan hệ giữa quy mô dân số và phát triển kinh tế là quan hệ đặc biệt quan trọng. Có thể nhận thấy tác động của dân số đến kinh tế trên cả hai tầm vĩ mô và vi mô. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Bởi vậy quy mơ, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến quy mơ, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích lũy của xã hội (Nguyễn Nam Phương, 2011).
Biến động dân số có thể tác động tích cực, tiêu cực hoặc khơng tác động đối với kinh tế tùy thuộc vào hồn cảnh của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn nhất định. Sự biến động cao hay thấp, nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là gia tăng cơ học có thể làm tăng hay giảm nguồn lực phát triển. Nếu dân nhập cư quá đông sẽ gây áp lực lên cơ sở hạ tầng, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội…Do đó, việc điều chỉnh các q trình dân số thơng qua các chính sách quản lý góp phần kiểm sốt chủ động sự biến động dân số, từ đó có những chính sách đón đầu sự biến động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sản lượng thường được đo bằng "tổng sản phẩm quốc nội". Đó là tổng sản lượng hàng hố và dịch vụ trong nước, thường được tính theo năm. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này bao gồm việc nâng cao thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ của nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ lệ của công nghiệp, dịch vụ trong GDP, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế.
Do đó, dân số đơng sẽ tạo điều kiện về nguồn nhân lực, giá cả cạnh tranh cho tiền công lao động và cũng là mặt thuận lợi rất lớn cho thị trường tiêu thụ hàng hóa. Đối với khu vực có quy mơ dân số lớn, đây sẽ là tiền đề quan trọng để kinh tế tăng nhanh. Kinh nghiệm nhiều nơi cũng cho thấy nếu quy mô và mức gia tăng dân số quá thấp hoặc suy giảm ở mức phát triển âm cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vì thiếu lao động và chăm lo cho số lượng người già quá đông. Thông thường, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng dân số cao trong khi GDP bình quân đầu người thấp. Như vậy, muốn tăng GDP bình quân đầu người phải giảm tốc độ
tăng dân số trong trường hợp tăng GDP không thay đổi. Xét về mối quan hệ giữa quy mô dân số và tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ thêm yếu tố dân số. Ở các nước kém phát triển, nâng cao đời sống nhân dân hay đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ cốt lõi. Vấn đề đặt ra là: Gia tăng dân số nhanh hay chậm có ảnh hưởng như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế? Tăng nhanh dân số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ gia tăng GDP bình quân đầu người Tốc độ gia tăng GDP – Tốc độ gia tăng dân số
(Nguyễn Đình Cử, 2012)
Cơng thức gần đúng nói trên cho thấy: để tăng được chỉ tiêu GDP bình quân đầu người thì “Tổng sản phẩm quốc nội” phải tăng nhanh hơn tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu không làm GDP bị giảm sút) cũng sẽ làm tăng GDP bình quân đầu người.
Trong nghiên cứu, nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã thấy có sự tương quan giữa tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng dân số. Để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại cũng như mức sống hiện tại thì nếu tốc độ phát triển dân số tăng 1% thì tốc độ phát triển tổng sản phẩm xã hội tương đương phải là 4%, thu nhập quốc dân là 2,5%.
Nhìn chung, sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong lĩnh vực kinh tế qua nhiều yếu tố khác nhau. Thông qua tác động của sự thay đổi về quy mô, cơ cấu dân số tác động đến các yếu tố sản xuất sẽ cho ta thấy ảnh hưởng của dân số tăng nhanh đến sản lượng nền kinh tế.
Trong luận án, tác giả tiếp cận hướng nghiên cứu coi tăng trưởng kinh tế là kết quả đầu ra của một nền kinh tế trong một năm.
Ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển kinh tế đòi hỏi khơng những tăng trưởng kinh tế mà cịn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động. Việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nhưng đối với các nước đang phát triển và nước ta, dân số đã làm chậm quá trình chuyển đổi này với những lý do sau:
Một là, mức sinh ở nông thôn (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm nông nghiệp) thường cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp đơi so với thành thị (nơi lực lượng lao động chủ yếu làm công nghiệp và dịch vụ).
Hai là, sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ thường địi hỏi vốn lớn. Trong khi đó, mức sinh và tỷ lệ phụ thuộc cao đã hạn chế tích luỹ mở rộng các ngành kinh tế cần nhiều vốn này.
Ba là, do mức sinh cao nên lực lượng lao động ở nông thơn đơng đảo, phần lớn là lao động giản đơn, ít có cơ hội đào tạo nghề. (Nguyễn Đình Cử, 2012)
Ảnh hưởng đến GRDP bình qn
Dân số đơng và tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm giảm thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển. Sự phân chia tổng thu nhập quốc nội trên đầu người càng nhỏ thể hiện sự giảm sút của xã hội. Đối với hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo, số người trong gia đình càng đơng thì sẽ tạo sức ép lên việc đảm bảo nhu cầu cuộc sống của mỗi thành viên. Hộ càng đơng con thì thu nhập bình qn sẽ giảm. Phân tích mối quan hệ giữa dân số và thu nhập ta có cơng thức
Ƴ = Px/P*ax*P Trong đó:
Y: tổng sản lượng P: tổng dân số
Px/P: cơ cấu tuổi của dân số
ax: thu nhập bình quân 1 người tuổi x trong 1 năm Px: Dân số tuổi x
Px * ax = Tổng thu nhập của người tuổi x trong 1 năm Kết luận: Ƴ phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số
Ảnh hưởng đến tiêu dùng và tích lũy
Bên cạnh q trình sản xuất ra của cải vật chất, con người cịn tiêu thụ nó. Với số dân đơng, chúng ta có được một thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn. Và xét trên khía cạnh sản xuất và phát triển thì đây là một động lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Thị trường tiêu thụ lớn, điều đó địi hỏi các nhà sản xuất phải không ngừng đổi mới, nâng cao công nghệ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Các trang thiết bị mới, khoa học công nghệ được nâng cao và triển khai mạnh mẽ, quá trình cạnh tranh trong sản xuất liên tục diễn ra, tạo nên phát triển cho kinh tế, nhất là về mặt công nghệ.
Bản thân cung là do cầu quyết định vì thế để có động lực thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì phải mở rộng thị trường tiêu dùng, kích thích tiêu dùng, tăng cầu về mọi hàng hóa sản phẩm. Có nhiều yếu tố xác định khối lượng và cơ cấu vật phẩm tiêu dùng, các loại dịch vụ song quy mô, cơ cấu dân số là những yếu tố quan trọng. Vì thế, việc tiêu dùng của dân cư cũng có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế và biến động dân số sẽ tác động tới sự tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố tiêu dùng thể hiện qua sự phụ thuộc khối lượng tiêu dùng vào quy mô dân số, sự tiêu dùng khác nhau do khác về độ tuổi và giới, nghề nghiệp.
Nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường với sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Nhà nước sử dụng ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.
Song chi tiêu nhà nước không chỉ tiêu dùng cho kinh tế mà còn chi tiêu giải quyết vấn đề xã hội.
(Tổng cục Thống kê, 2011).
Ngoài ra, gia tăng dân số làm cho nhu cầu về nhà ở, đất đai và việc sử dụng các dịch vụ công cộng như: đường sá, trường học, bệnh viện và các hình thức phúc lợi xã hội… tăng lên không ngừng.