BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA
3.3.2. Nhóm giải pháp kiểm soát và quản lý cơ cấu dân số
a. Cơ cấu theo giới
* Điều tra biến động cơ cấu theo giới, hiện trạng cơ cấu theo giới ở Đồng Nai có tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam, nguyên nhân của hiện trạng này là phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, do vậy, vấn đề mất cân bằng về giới do nguyên nhân di dân cơ học. Biện pháp khắc phục bao gồm:
+ Tổ chức các dịch vụ sức khỏe, giáo dục, các hoạt động KT - XH thích ứng với tỷ lệ nữ cao ở các KCN, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nữ.
+ Cần phát triển các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng lao động nam nhiều. Ngoài ra, cần tun truyền vấn đề khơng lựa chọn giới tính trước khi sinh.
+ Tuyên truyền giáo dục bình đẳng giới, đặc biệt cho khu vực dân tộc thiểu số và vùng nông thôn
b. Cơ cấu theo tuổi
+ Giải pháp đối với sự suy giảm nhóm tuổi dưới 5 tuổi (giải pháp thích ứng)
Dự báo xu hướng suy giảm về số lượng trẻ em dưới 15 tuổi để có kế hoạch điều chỉnh trong các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, đào tạo ngành nghề, hướng nghiệp, dự báo lao động việc làm.
+ Giải pháp đối với dân số trong nhóm tuổi lao động: (nguồn cung cấp lao động)
Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo tuổi ở Đồng Nai cho thấy nguồn lao động bổ sung gần đạt đến trạng thái lớn nhất do hiệu ứng của thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Trong thời gian tới, tình trạng già hóa dân số sẽ biểu hiện ngày càng rõ hơn. Theo dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 nguồn lao động bổ sung sẽ suy giảm do thực hiện tốt công tác dân số và hạn chế nhập cư ồ ạt.
Bảng 3.7. Cơ cấu dân số theo tuổi tỉnh Đồng Nai năm 2017 và định hướng 2025
Đơn vị:%
Nhóm tuổi 2017 2025 2030
0 - 14 20,2 23,3 22,5
15 - 59 73,6 66,8 62,4
60 + 6,2 9,9 15,1
Nguồn: (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2015)
Bảng 3.7 cho thấy, nguồn lao động định hướng đến năm 2025 tăng 6,7% so với năm 2017. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới của Đồng Nai trong vấn đề tạo thêm việc làm mới cho nguồn lao động tăng thêm có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế. Để giải quyết vấn đề này một mặt cần
phải thống kê dự báo nguồn lao động bổ sung, mặt khác, nâng cao trình độ lao động nhằm tăng năng suất lao động. Ngồi ra, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần các ngành thâm dụng lao động, tăng các ngành kinh tế sử dụng cơng nghệ cao, bên cạnh đó vẫn duy trì các ngành CN chủ lực của tỉnh, sẽ góp phần tích cực khắc phục được tình trạng giải quyết việc làm cho nguồn lao động tăng thêm.
+ Giải pháp đối với nhóm người ngồi tuổi lao động
Ở bảng 3.7 thể hiện nhóm người trên 60 tuổi tăng nhanh, năm 2017 chiếm 8,8% và định hướng đến năm 2025 sẽ tăng lên 9,9%, tức là tăng 1,0%, đến năm 2030 tăng lên 15,1%, tăng gần 5%. Do vậy, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm tuổi này có ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển KT - XH về các khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội; chi phí xã hội, kinh tế dịch vụ người già và sử dụng nguồn lực lớn tuổi.
Quy trình thực hiện các giải pháp này bao gồm: điều tra thơng tin về nhóm người trên tuổi lao động, thu thập số liệu, đặc điểm, số lượng của nhóm người trên tuổi lao động, nguồn ni dưỡng (do lương hưu, tích lũy, con cái, bảo trợ xã hội), tình trạng sức khỏe, tâm lý, nhu cầu nguyện vọng, năng lực lao động…Trên cơ sở từ các nguồn thơng tin này để thực hiện các bện pháp thích ứng
Triển khai các chương trình, dự án cho nhóm người trên tuổi lao động. Có ba nhóm chương trình dự án cần triển khai ở Đồng Nai:
+ Nhóm 1 bao gồm các tổ chức dịch vụ mang tính nhân văn, tính xã hội cho nhóm người trên tuổi lao động, các dịch vụ này bao gồm dịch vụ BHXH, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhóm người trên 60 tuổi.
+ Nhóm 2 bao gồm các chương trình tham gia hoạt động các tổ chức xã hội như hội thơ ca nhạc họa, hội cựu nghề nghiệp, bao gồm được thành lập và triển khai các hội cựu nghề nghiệp (cựu giáo chức, cựu bác sĩ, hội bảo trợ xã hội như hội khuyến học, hội người cao tuổi, hội nơng dân…)
+ Nhóm 3 thực hiện các chương trình khai thác lợi thế năng lực làm việc của nhóm người ngồi tuổi lao động, thực trạng nhóm người trong độ tuổi ngồi lao động ở Đồng Nai có số lượng người cịn năng lực làm việc rất lớn. Hầu hết, trong số họ có trình độ tương đối cao, tình trạng sức khỏe và tinh thần vẫn còn nhu cầu làm việc. Tuy nhiên, số người này do rào cản cơ chế (giới hạn tuổi hưu) nên đã phải chấm dứt công việc, trong khi vẫn còn nhu cầu làm việc. Do vậy, việc tổ chức kết nối nhóm người này với thị trường sử dụng lao động, tư vấn giúp đỡ để tái tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, khơng những góp phần tạo ra của cải mà cịn có ý nghĩa về chuyển giao tri thức, kinh nghiệm cho lớp trẻ và cải thiện đời sống cho
người già.
c. Cơ cấu dân số theo xã hội
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, diện tích các khu đơ thị được quy hoạch mở rộng thêm kéo theo là việc gia tăng dân số đô thị. Việc quy hoạch các khu đô thị trong tương lai sẽ thu hút q trình di dân từ các vùng nơng thôn và từ các địa phương khác tới. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung ở Tp. Biên Hòa và các huyện ven trục quốc lộ 51, quốc lộ I nên đã tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động từ các vùng khác, tạo ra sự biến động lớn
về dân số
ở đây.
Với những đặc trưng kể trên, vấn đề tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động đã và đang trở thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách nhất của tỉnh hiện nay. Giải quyết việc làm có thể trên cơ sở định hướng sau:
- Giảm bớt sức ép về cung lao động nhờ việc đẩy mạnh KHHGĐ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng di dân để cân đối giữa vốn lao động và các loại vốn khác.
- Tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.
- Mở rộng xuất khẩu lao động. Cho phép những người có điều kiện tham gia xuất khẩu lao động.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tăng nhu cầu về lao động một cách bền vững. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người thiếu việc làm, cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.