Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 113 - 117)

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về dân số

+ Quan điểm về quản lý quy mô dân số ổn định

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt các Chiến lược DS- KHHGĐ đến năm 2000, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010. Để đơn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Chỉ thị 50/CT-TW ngày 5-3-1995 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 23-5-2005 của Bộ Chính trị và nhiều văn bản khác. Nghị quyết TW Đảng khóa IV năm 1993 đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cản trở tốc độ tăng trưởng KT – XH, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nịi…” (Bộ Y tế, 2010). Như vậy, giải quyết tốt vấn đề dân số là giải pháp phát triển bền vững. Đó là quan điểm xuyên suốt quá trình đổi mới và phát triển của đất nước trong hơn 50 năm thực hiện chính sách dân số.

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, KT – XH phát triển, cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai có bài bản, có hiệu quả, Việt Nam đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế một cách vững chắc. Chỉ tiêu 2,1 con/phụ nữ liên tục được giữ vững từ năm 2006 đến nay và ln bảo đảm “mức sinh thay thế”. Mơ hình gia đình hai con đang trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, việc giải quyết tốt một số vấn đề về cơ cấu dân số như dân số trong độ tuổi tăng nhanh, vấn đề già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh…

Chiến lược phát triển KT – XH của nước ta đến 2020 tập trung phát triển theo hướng bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với trình độ khoa học – kỹ thuật ngày càng cao; phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII năm 2017 đưa ra quan điểm chỉ đạo “…tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng tồn diện các mặt quy mơ, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với những kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển.”

Trên quan điểm đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa cơng tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm trong công tác, hoạt động thường kỳ; lồng ghép yếu tố dân số vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển KT – XH.

Đây có thể xem là kim chỉ nam cho việc thực hiện triển khai chính sách về dân số trong thời gian tới, phù hợp với đặc điểm biến đổi của nước ta trong những năm gần đây. Chính sách đã dần quan tâm hơn đến chất lượng dân số, xem phát triển dân số gắn liền với quá trình phát triển KT – XH. Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố dân số trong xây dựng chiến lược phát triển.

+ Quan điểm về chính sách liên quan đến KHHGĐ, điều chỉnh quy mô dân số

Cơng tác kế hoạch hố dân số có tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Chính phủ ban hành Quyết định số 162-HĐBT về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng: thực hiện Cơng tác kế hoạch hố dân số là trách nhiệm của toàn xã hội, của nam nữ công dân, trước tiên là trách nhiệm về chỉ đạo thường xuyên của các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp. Đầu tư cho dân số là đầu tư mang tính bền vững (Tổng cục Thống kê, 2016) đem lại

hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội, mơi trường; nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và toàn xã hội. Chiến lược hướng đến việc giải quyết đồng bộ các vấn đề về dân số, phân bố dân cư; tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, phát huy lợi thế cơ cấu ‘dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý.

Trong thời gian tới, cả nước sẽ thực hiện giai đoạn của hai chiến lược, ổn định tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2020; kiểm sốt tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt đến những địa phương có tình trạng mất cân bằng trầm trọng về tỷ số giới tính khi sinh; duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của người dân; tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Bộ Y tế, 2011).

+ Quan điểm liên quan đến chất lượng cuộc sống dân cư, chính sách y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo

Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng chất lượng cuộc sống của người dân. Xu hướng già hóa dân số nhanh hơn dự kiến đặt ra những thách thức về chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chính sách an sinh xã hội. Năm 2009, Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa (tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân số), dự kiến đến năm 2050, tỷ lệ người già ở Việt

Nam chiến trên 20% dân số (Nước CHXHCN Việt Nam, 2012).

Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực thể hiện trực tiếp nhất trong việc tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, tăng quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp. Mục tiêu của đầu tư vào lĩnh vực này là đào tạo đón đầu, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế có trình độ nắm bắt được khoa học - công nghệ cao, nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ.

Xố đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nơng nghiệp để xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành cơng của cơng cuộc xố đói giảm nghèo.

+ Quan điểm phát huy nguồn lực dân số đến phát triển kinh tế

Con người được coi là một “tài nguyên” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Chính vì lẽ đó, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đang chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Việc đầu tư để phát triển nguồn lực con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững (Bộ Y tế, 2012). Chiến lược phát triển KT – XH của nước ta đến 2020 tập trung phát triển theo hướng bền

vững, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với trình độ khoa học - kĩ thuật ngày càng cao; phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

+ Quan điểm về chiến lược Dân số đến năm 2030

a. Mục tiêu tổng quát

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tuợng.

* Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người;

* Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế;

* Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phịng tránh vơ sinh và hỗ trợ sinh sản;

* Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngồi ý muốn.

- Mục tiêu 2: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nịi

* Duy trì tỉ lệ tăng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức bình quân chung cả nước;

* Cơ bản ngăn chặn tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số;

* Bảo đảm tốc độ tăng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người cao hơn mức tăng bình quân chung cả nước.

- Mục tiêu 3: Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý

* Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

* Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

- Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng dân số

* Tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; * Giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống;

* 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; * 90% trẻ sơ sinh được tầm sốt ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;

* Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; * Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm;

* Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đơng Nam Á;

- Mục tiêu 5: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

* Thúc đẩy đơ thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đơ thị đạt trên 45%;

* Tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn;

* Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. - Mục tiêu 6: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

* 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mơ tồn quốc;

* 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Mục tiêu 7: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững

* Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi... hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm;

* Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược, chương trình về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an tồn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm...) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chiến lược, chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt.

- Mục tiêu 8: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi * Ít nhất 50% số xã, phường đạt tiêu chí mơi trường thân thiện với người cao tuổi;

* Khoảng 70% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.

* 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w