Căn cứ vào tác độngcủa dân số đến phát triển kinh tế xã hội Đồng Na

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 121 - 122)

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NA

3.1.4. Căn cứ vào tác độngcủa dân số đến phát triển kinh tế xã hội Đồng Na

Đồng Nai

+ Tác động tích cực: dân số tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Đồng Nai cần

quan tâm đến việc ổn định tốc độ gia tăng dân số, chú trọng thu hút nhập cư có trình độ cao tại khu vực đơ thị, phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào GDP cho cả nước và vùng ĐNB.

Đồng Nai là một tỉnh có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mơ dân số lớn cịn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.

Công tác dân số tỉnh Đồng Nai cần hướng đến đồng bộ nâng cao chất lượng dân số, đặt con người là trung tâm, cải thiện sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý, giải quyết tốt vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng, phân bố lại nguồn nhân lực, cải thiện cuộc sống nhân dân. Chính quyền cần tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích thực hiện gia đình quy mơ nhỏ, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con, đảm bảo ổn định quy mô dân số, vận động khơng lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức để hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh; chú trọng việc sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, khám sức khỏe tiền hôn nhân và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Tác động tiêu cực

- Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao đặc biệt là gia tăng cơ học dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Trong quá trình đơ thị hóa, Đồng Nai có nhiều diện tích đất canh tác nơng nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao

động nông nghiệp dơi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, do đó cần bổ túc kiến thức cho nhóm lao động này để có cơ hội tham gia lao động trong các KCN.

- Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác quá mức lâm sản, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, do đơ thị hóa, rác thải cơng nghiệp… đã làm cho môi trường bị suy thối, chất lượng mơi trường nước, khơng khí bị suy giảm, lũ lụt, hạn hán, ngập cục bộ trên diện rộng sau khi mưa lớn thường xuyên xảy ra do quy hoạch đô thị chưa kịp với tốc độ tăng dân số và do ý thức kém của người dân trong việc xử lý rác thải sinh hoạt.

- Sức ép đối với y tế, giáo dục: cần thêm nguồn chi ngân sách cho việc đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho y tế và giáo dục. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực phục vụ cho hai ngành này cũng cần được chú trọng cả về số lượng và chất lượng.

- Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do q trình đơ thị hóa dễ gây ảnh hưởng về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do q trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… có nguy cơ lan truyền. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w