III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI Bài 6: THỰC HÀNH:
Bài 6: THỰC HÀNH:
TÍNH AXIT - BAZƠ
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU.1) Kiến thức: 1) Kiến thức:
Rèn kỹ năng thao tác thực hành thí nghiệm.
2) Năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
b) Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức hóa học;
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
3) Phẩm chất:- Yêu nước; - Yêu nước; - Trách nhiệm; - Trung thực; - Chăm chỉ; - Nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Giáo viên Học sinh
- Dụng cụ: Giấy pH, mặt kính đồng hồ, ống nghiệm (3), cốc thủy tinh, công tơ hút
- Hóa chất: Dung dịch HCl 1M, ; CH3COOH 0,2M; NaOH 0,1M; NH3 0,1M; dung dịch Na2CO3 đặc; dd CaCl2 đặc; dd NaOH loãng; dd phenolphtalein.
Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a) Mục tiêu: Tạo tâm lý hứng thú trươc khi bắt đầu bài học mới. b) Nội dung: GV kiểm tra bài cũ.
c) Sản phẩm: HS nắm chắc các khái niệm. d) Tổ chức thực hiện:
Nêu khái niệm axit, bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1-Tính axit-bazơ.
a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về tính axit - bazơ. b) Nội dung: HS làm thực hành theo SGK.
c) Sản phẩm: HS nắm chắc các khái niệm. d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Cho HS tiến hành thí nghiệm 1 như SGK yêu cầu các HS quan sát hiện tượng xảy về sự màu của giấy chỉ thị pH và giải thích.
Quan sát HS làm thí nghiệm và nhắc nhở HS làm thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ, khơng để hóa chất bắn vào người, quần áo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn SGK.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
HS trình bày kết quả thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và kết luận.
- Nhỏ dd HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: mt axít mạnh.
- Thay dd HCl bằng dd NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: mt bazơ yếu.
- Thay dd NH4Cl bằng dd CH3COOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 4. mt axít yếu. - Thay dd HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 13. mt kiềm mạnh.
*Giải thích: muối CH3COONa tạo bởi bazơ mạnh và gốc axít yếu. Khi tan trong nước gốc axít yếu bị thủy phân làm cho dd có tính bazơ.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2-Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh, khắc sâu kiến thức về phản ứng trao đổi ion. b) Nội dung: HS làm thực hành theo SGK.
c) Sản phẩm: HS nắm chắc các khái niệm. d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Cho HS tiến hành thí nghiệm 1 như SGK yêu cầu các HS quan sát hiện tượng xảy về sự màu của giấy chỉ thị pH và giải thích.
Quan sát HS làm thí nghiệm và nhắc nhở HS làm thí nghiệm với lượng hóa chất nhỏ, khơng để hóa chất bắn vào người, quần áo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn SGK.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
HS trình bày kết quả thí nghiệm.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và kết luận.
a) Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.
b) Hòa tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
c) Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH lỗng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc, dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hòa xảy ra tạo thành dd muối trung hòa NaCl và H2O mơi trường trung tính.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
*Khi lượng NaOH bị trung hòa hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm khơng cịn dd chuyển thành không màu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS, kỹ năng tính tốn hóa học. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời.