Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 97 - 99)

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL tại BIDV CN Bình Dương

3.2.1.2 Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống và hiện đại

Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, do đó BIDV CN Bình Dương cần phải đẩy tiếp tục phát triển mạng lưới kênh phân phối nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân. Điều này khơng những góp phần nâng cao vị thế, uy tín thương hiệu BIDV trên địa bàn mà cịn giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc đem đến sự thuận tiện cho khách hàng khi có nhu cầu giao dịch.

Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống

BIDV CN Bình Dương cần đẩy nhanh tiến độ thành lập PGD Thành phố mới Bình Dương, tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương bắt đầu tập trung các khách hàng cá nhân có thu nhập cao, có mức sống cao cấp, cần nhiều dịch vụ tiện ích và cần ngân hàng phục vụ, đồng thời xung quanh Thành phố mới đã có 7 khu cơng nghiệp trong đó có khu cơng nghiệp VSIP II với tỷ lệ lắp đầy gần kín, 6 khu dân cư tái định cư và nhiều cụm dân cư đã kín dân. Hiện nơi đây PGD Vietcombank đã hoạt động rất hiệu quả và sẽ là thị trường mục tiêu để các ngân hàng phát triển dịch vụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, BIDV CN Bình Dương cần nghiên cứu thành lập thêm nhiều Quỹ tiết kiệm hay các Điểm giao dịch tại khu vực thị xã Thủ Dầu Một và các thị trấn đông dân cư trên địa bàn tỉnh nơi có nhiều trung tâm thương mại đã hình thành và phát triển và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các khu phố thương mại, chung cư, siêu thị, các trường đại học…

Do đặc trưng địa bàn hoạt động tại tỉnh Bình Dương là có nhiều các khu cơng nghiệp và trường đại học. Vì vậy, việc phát triển mạng lưới giao dịch nên tập trung khai thác ở các khu công nghiệp, khu dân cư, kết hợp với các trường đại học như Đại học Bình Dương, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Quốc tế Miền Đông và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn… để đặt các phòng, điểm giao dịch nhằm phục vụ một lượng khách hàng đông đảo và tiềm năng là sinh viên của các trường, đây cũng chính là cơ hội

thuận lợi để chi nhánh triển khai thực hiện phát hành thẻ liên kết sinh viên cho các trường này.

Để phục vụ mọi người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, BIDV CN Bình Dương cần nghiên cứu thành lập các PGD ngồi giờ hành chính, mở rộng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tượng khách hàng đến giao dịch. Hiện nay trên địa bàn chỉ có duy nhất NH Đơng Á làm được điều này, trong khi đó tại BIDV khu vực phía nam chỉ có PGD Thương Xá Tax của BIDV Sở giao dịch 2 phục vụ ngồi giờ hành chính. Hiện tại, PGD Thủ Dầu Một là một trong 3 PGD có số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch lớn nhất so với các PGD, nên đây cần là PGD kiểu mẩu để thực hiện việc thí điểm PGD ngồi giờ hành chính.

Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại

Việc mở rộng mạng lưới truyền thống không phải là việc đơn giản vì nó phụ thuộc nhiều vào vốn tự có. Do đó, việc đa dạng hóa các kênh phân phối hiện đại với ưu thế về công nghệ đang là xu hướng mới so với kênh phân phối qua mạng lưới chi nhánh truyền thống. Điều đó có nghĩa là đa dạng hóa sự lựa chọn cho khách hàng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới BIDV CN Bình Dương cần phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại.

Mở rộng và nâng cấp hệ thống ATM thành những trạm giao dịch tự động ATM đa năng để tăng cường cơ hội khách hàng tự phục vụ trải đều khắp các địa bàn tại khu đô thị đông dân cư, khu thương mại, siêu thị, ở cổng các trường đại học, cao đẳng. Việc quyết định chọn địa điểm đặt máy cần hết sức cân nhắc tính tốn hiệu quả sử dụng của máy; đảm bảo khách hàng truy cập dễ dàng, an toàn, tiện lợi. Đồng thời, tăng cường tính liên kết của các hệ thống thanh toán thẻ Banknet, Smartlink để mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM tại các máy của các ngân hàng khác, tiết kiệm chi phí đầu tư và tạo thuận lợi cho khách hàng.

Phát triển máy ATM phải đi kèm phát triển thêm chức năng, tiện ích cho máy ATM, chẳng hạn máy ATM có khả năng gửi tiền, hay chuyển khoản ra ngoài hệ thống BIDV. Đồng thời phải luôn đảm bảo chất lượng máy ATM như: máy luôn

hoạt động thông suốt, đảm bảo trong máy ln có tiền để sẳn sàng giao dịch bằng cách tiếp tiền trong các máy ATM nhiều hơn vào các ngày cuối tuần và các ngày nhận lương của công nhân, cán bộ nhân viên các cơ quan hành chính sự nghiệp…

Việc phát triển máy POS là xu hướng mới trong tương lai, vì vậy, BIDV CN Bình Dương cần nhanh chóng hợp tác với các công ty kinh doanh như siêu thị, trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm, công ty vận tải taxi, công ty du lịch lữ hành… để phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS. Đồng thời, BIDV CN Bình Dương cần tiếp tục triển khai và hồn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử Internet banking, Mobile banking.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)