2.5 Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.4 Công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu
Việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng của BIDV nói chung và BIDV CN Bình Dương nói riêng cịn rất nhiều hạn chế và tồn tại gặp phải đó là : sự lạc hậu, chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực ngân hàng. Phần lớn các trang thiết bị công nghệ BIDV đã và đang triển khai tại chi nhánh đều đã được các ngân hàng trên thế giới và một số ngân hàng trong nước triển khai từ rất sớm nên khơng tạo sự khác biệt mang tính cạnh tranh. Từ tháng 09/2005 cả hệ thống BIDV đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án hiện đại hóa ngân hàng do WB tài trợ. Từ khi áp dụng hệ thống cơng nghệ mới, BIDV chỉ mới hồn thiện hơn những dịch vụ ngân hàng truyền thống đã cung cấp chứ chưa thành công trong việc triển khai nhiều dịch vụ mới và dịch vụ ngân hàng hiện đại có tính chất riêng biệt, độc đáo gắn với khả năng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tạo ra thương hiệu cho BIDV. Trong khi đó hệ thống đường truyền chưa ổn định, sức tải của hệ thống yếu nên vẫn xảy ra tình trạng nghẽn mạch, đứng mạng, dẫn tới tạm
ngưng giao dịch, gây phiền hà cho khách hàng và đã ảnh hưởng rất nhiều trong công tác phục vụ khách hàng.
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị điều hành hoạt động NHBL còn thiếu: hệ thống mới SIBS tuy mang lại nhiều tiện ích mới cho hoạt động của BIDV so với trước đây nhưng vẫn còn phát sinh các lỗi chương trình chậm được khắc phục; chưa phát huy được hiệu quả của phân hệ báo cáo dẫn tới chi nhánh vẫn phải thực hiện các báo cáo thủ cơng và khơng đảm bảo số liệu chính xác; cịn thiếu nhiều tiện ích cần thiết khác. Ngồi ra, trình độ cơng nghệ cùng với khả năng quản trị, quản lý mạng, trình độ kỹ thuật của BIDV chưa cao do vậy khả năng tiềm ẩn như rị rỉ thơng tin hay mất cắp dữ liệu là rất cao.
Về chương trình phần mềm hỗ trợ: Các sản phẩm của BIDV có gắn với chương trình phần mềm hỗ trợ bên ngồi thường chậm triển khai, công cụ hỗ trợ bán hàng cho cán bộ QHKH cịn hạn chế, tác nghiệp thủ cơng. Ngồi ra, chi nhánh chưa có chương trình quản lý, theo dõi doanh số và thu nhập của từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng: hiện tại các giao dịch của các sản phẩm được theo dõi chung trên cùng một hệ thống tài khoản, chưa có sự phân tách về doanh số hoạt động và thu nhập theo từng loại sản phẩm, nên gây ra khó khăn cho cơng tác phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng sản phẩm dịch vụ.
2.5.5 Mơ hình tổ chức, quản trị điều hành hoạt động ngân hàng bán lẻ
Thứ nhất, tổ chức hoạt động kinh doanh NHBL tại chi nhánh chưa chuyên nghiệp và bộc lộ một số hạn chế. Việc tiếp nhận, triển khai các sản phẩm mới tại chi nhánh còn phân tán tại nhiều bộ phận (phòng kế hoạch tổng hợp, giao dịch khách hàng cá nhân và phòng QHKH cá nhân), chi nhánh chưa thực hiện phân công cán bộ đầu mối đối với từng dòng sản phẩm. Các phòng giao dịch chỉ được xem là bộ phận huy động vốn mà chưa thực sự xem là một điểm kinh doanh dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, vì chưa có bộ phận bán lẻ chun trách.
Phân công chức năng, nhiệm vụ tại phòng QHKH cá nhân nhiều, còn một số điểm chưa phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ của cán bộ QHKH cá nhân và giao
dịch viên, cán bộ phòng QHKH cá nhân chưa thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ quy định, vì chủ yếu vẫn làm nghiệp vụ tín dụng mà chưa đi sâu triển khai phát triển các sản phẩm bán lẻ khác. Nguyên nhân là do cơng việc tác nghiệp tín dụng bán lẻ chiếm quá nhiều thời gian, do số lượng báo cáo nhiều trong khi công nghệ chưa hỗ trợ công tác báo cáo, thống kê… nên khơng có thời gian để tiếp thị, bán hàng các sản phẩm dịch vụ khác.
Việc sắp xếp, bố trí cán bộ gặp nhiều khó khăn, quy định cán bộ QHKH cá nhân luân chuyển tối thiểu 01 năm, giao dịch viên luân chuyển định kỳ 06 tháng… đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình theo dõi, kiểm sốt khoản vay, giao dịch, chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng VIP.
Thứ nhì, cơng tác quản trị điều hành hoạt động bán lẻ tại chi nhánh còn chưa thống nhất trong toàn hệ thống: Hiện nay mỗi chi nhánh phân cơng nhiệm vụ đối với cán bộ, nhóm cán bộ QHKH cá nhân khác nhau, mà chưa có hướng dẫn thống nhất toàn hệ thống; đồng thời Hội sở chính cịn chưa triển khai kịp thời các cơ chế chính sách cho hoạt động bán lẻ.
Hoạt động kinh doanh NHBL là yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của ngân hàng, đây là hoạt động không mang lại hiệu quả bề nổi, tuy nhiên lại ít rủi ro và mang lại những lợi ích gia tăng cũng như nguồn khách hàng lâu dài, gắn bó với ngân hàng, nhưng hiện nay chi nhánh chưa có cơng cụ để đánh giá sát thực mức đóng góp của hoạt động NHBL trong hoạt động chung của chi nhánh, dẫn đến có những lúng túng trong chỉ đạo điều hành.