CHƯƠNG 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
2.2.2. Những đóng góp của Barnard
Chester Barnard (1886 - 1961) nghiên cứu về kinh tế tại ĐH Harvard nhưng không tốt nghiệp được vì ơng khơng hồn thành một thử nghiệm khoa học. Làm việc tại AT &T, năm 1972, Chester trở thành chủ tịch của New Jersey Bell. Ơng đã có 2 đóng góp có ý nghĩa vào lý thuyết quản trị được in trong cuốn sách của ông The functions of the Executive (Các chức năng của nhà quản trị).
Barnard có hai đóng góp có ý nghĩa vào lý thuyết quản trị. Đó là:
- Thứ nhất, Barnard nhìn nhận các doanh nghiệp như là những hệ thống có tính xã hội, nó địi hỏi sự cộng tác của các nhân viên để hoạt động một cách hiệu quả. Nói cách khác, con người trong doanh nghiệp phải liên tục thực hiện việc tương tác với những người khác. Theo Barnard, những nguyên tắc chính của các nhà quản trị là truyền thông với các nhân viên, thúc đẩy một cách thành cơng cịn phụ thuộc vào việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người bên ngồi mà doanh nghiệp có liên hệ đến. Ơng nhấn mạnh đến sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào những nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng và những bên hưởng lợi khác, nhấn mạnh đến tưởng cho rằng các nhà quản trị phải xác định rõ mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp và tạo ra sự cân bằng giữa cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó.
- Thứ hai, Barnard đề xuất lý thuyết chấp nhận quyền hành. Lý thuyết này cho rằng nhân viên có thể tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên trên cơ sở tự nguyện và ý thức chọn lựa. Điều này hàm ý rằng, nhân viên sẽ tuân theo các mệnh lệnh nếu họ (1) hiểu những đòi hỏi mà cấp trên yêu cầu. (2) tin tưởng rằng lệnh này phù hợp với các mục tiêu của tổ chức, (3) có được những lợi ích khi tn thủ theo mệnh lệnh này, cũng như phù hợp với năng lực và sự cố gắng của họ.