Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 25 - 27)

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.3. Thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Theo Hà Văn Lâm (2017) dẫn nguồn từ công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2015, hiện nay nước ta có 433 trường Đại học và Cao đẳng trong đó có 248 trường Đại học (chiếm 57,27%) và 185 trường Cao đẳng, hàng năm, nước ta có khoảng 400.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia vào thị trường lao động, đó là một con số khơng hề nhỏ. Tính đến cuối năm 2012, trong tổng số 984.000 người thất nghiệp, có 55.400 người trình độ cao đẳng (5,4%) và 111.100 người có trình độ đại học trở lên (11,3%).

Số liệu này, cũng phù hợp với số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm (2015): Hàng năm nước ta đón nhận thêm 01 triệu người lao động; trong khi đó, tổng số người trong độ tuổi lao động ở nước ta hiện nay là 54,32 triệu người; tỷ lệ thất nghiệp cả nước tính đến ngày 01/10/2015 là 2,36%, thiếu việc làm là 1,93% và có xu hướng ngày càng gia tăng [6],[7],[8].

Kết quả hoạt động khảo sát việc làm sinh viên sau tốt nghiệp trên địa bàn cả nước thời gian vừa qua đã đi đến nhận xét chung là: Hầu hết SV khi ra trường, nhất là các SV học tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh, sau tốt nghiệp đều tất bật kiếm một công việc tạm thời để làm kiếm tiền ở lại thành phố rồi xin việc ổn định sau [9].

Dẫn kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên (2015); có 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD&ĐT (2016), cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường khơng có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua ĐT lại.

Theo Nguyễn Thị Diện (2016) dẫn nguồn từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2016 tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành của SV khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 SV khối xã hội mới tốt nghiệp chỉ có khoảng 10 người tìm được cơng việc đúng chuyên mơn (10%). Số cịn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, SV phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chun mơn đã học. Như vậy việc làm cho SV sau khi ra trường thực sự là vấn đề xã hội nan giải.

Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐHQG Hà Nội thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường đại học lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Tp.HCM và Đại học Huế, đã cho thấy: Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất

cứ cơng việc gì tạo ra thu nhập, khơng nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo”; trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành

công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc học thêm một chuyên ngành khác [9],[14].

Trong báo cáo giải trình với Chính phủ về vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, trên cơ sở đánh giá quy mơ đào tạo trình độ cao đẳng – đại học hiện nay: Trong những năm gần đây, quy mơ đào tạo trình độ ĐH, CĐ gần như ổn định, có phần giảm nhẹ. Cụ thể, năm học 2012 - 2013 tổng số SV cao đẳng, đại học chính quy là 2.177.299 (1.453.067 ĐH, 724.232 CĐ); năm học 2013 - 2014 số SV cao đẳng, đại học chính quy là 2.061.641 (1.461.839 ĐH, 599.802CĐ). Tổng số người tốt nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học tốt nghiệp năm 2012 là 402.300 người; năm 2013 là 425.200 người. Bộ GD&ĐT đã chỉ ra một loạt nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh viên thất nghiệp, mà nổi cộm là những nguyên nhân sau:

- Điều kiện đảm bảo chất lượng của một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo; một số trường đại học (chủ yếu là trường đại học địa phương và tư thục) có đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, không tương xứng với quy mô đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu, uy tín và chất lượng đào tạo thấp, khả năng cạnh tranh thấp nên SV khó tìm kiếm việc làm.

- Nội dung đào tạo nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng CNTT, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) cho người học.

- Thị trường lao động của Việt Nam đã được hình thành nhưng cịn sơ khai, chưa có đủ thể chế để hoạt động hiệu quả. Việc quy hoạch phát triển nhân lực của các địa phương, bộ/ngành cịn mang tính hình thức, chưa sát thực tế; các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động chưa chú trọng công tác định hướng và dự báo nhu cầu nhân lực cần sử dụng của mình…

- Trong xã hội vẫn tồn tại tâm lý “chuộng bằng cấp”; cịn phổ biến thói quen “đi xin việc”, “tìm việc” sau tốt nghiệp ra trường vào các cơ quan nhà nước, ở tại các thành phố lớn mà chưa có ý trí, hồi bão “tự thân lập nghiệp”, tự mình tạo ra việc làm cho bản thân và xã hội.

Nhìn chung, kết quả của những thống kê và các nghiên cứu xã hội học nêu trên đã nhận diện về vấn đề việc làm nghề nghiệp của sinh viên khá thực chất, phong phú cho thấy một bức tranh toàn cảnh về thực trạng lao động - việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó, nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa thị trường lao động và mơi trường đào tạo nói chung mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp (University – Business Cooperation) nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)