Hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 32 - 34)

1.3.1. Vai trò của hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

- Tìm hiểu tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trong vòng 1 năm kể từ khi tốt nghiệp, khả năng tham gia vào thị trường lao động của sinh viên sau tốt nghiệp.

- Kết quả khảo sát tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp làm căn cứ cho nhà trường nghiên cứu, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

- Kết quả của hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp cịn là một tiêu chí quan trọng trong cơng tác đánh giá chương trình đào tạo, cơng tác tự đánh giá và đánh giá ngoài của mỗi nhà trường.

1.3.2. Nội dung và hình thức khảo sát

Nội dung của hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN bao gồm: - Các thông tin về nhu cầu việc làm nghề nghiệp;

- Các thông tin về các hoạt động đào tạo nghề nghiệp nói chung;

- Các thơng tin về chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục (bao gồm thơng tin chung về các chương trình, thơng tin về các hoạt động cụ thể...);

- Các thông tin về sinh viên; - Các thông tin hữu dụng khác;

Khơng có phương pháp thu thập thông tin cụ thể với các nguồn thông tin này. Thay vì đó, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch của hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục của mình và thơng tin có thể được thu thập qua nhiều kênh thông tin khác nhau: Qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với thị trường lao động; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng liên quan tới thị trường lao động; thông tin từ các hội nghị, hội thảo, hội chợ có liên quan tới thị trường lao động; các nguồn thông tin khác...

1.3.3. Lực lượng khảo sát

Để thường xuyên thu nhận được những thơng tin có giá trị từ kết quả khảo sát việc làm của SVSTN từ đó có những phản hồi, cải tiến và phát triển chương trình đào tạo tại mỗi nhà trường, cần xây dựng, quản lý hệ thống thông tin từ hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN.

- Đối với cơ sở đào tạo (khoa, viện, trường đại học): Hệ thống thông tin từ thế giới việc làm cần được xây dựng có hệ thống để nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thông tin. Do hệ thống thông tin về thế giới việc làm tại các cơ sở đào tạo là nội dung dùng chung và chia sẻ được, hệ thống thông tin cần được xây dựng có cấu trúc và thủ tục rõ ràng;

- Với cá nhân mỗi giảng viên: Cần nhận biết các nguồn thông tin, nội dung, ý nghĩa của các thông tin cũng như các biện pháp thu thập thông tin để chủ động xây dựng và quản lý các thơng tin hữu ích cho riêng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)