Các khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 32)

1.2.1. Việc làm

Lao động là hoạt động của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Sức lao động là tiềm năng trong mỗi con người, nó chỉ trở thành có ích khi được kết hợp với tư liệu lao động để tạo ra hàng hóa và dịch vụ người ta gọi đó là lao động. Trên thị trường lao động, người lao động tìm việc làm và người sử dụng lao động thuê lao động.

Theo Lê Thị Diễm (2015) tổng quan kết quả nghiên cứu thời gian gần đây đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về việc làm:

- Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng:

“Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó” [6].

- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật” [6].

Trong điều 9, Luật Lao động Việt Nam (2012) quy định “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.

1.2.2. Việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp là những người đã hồn thành xong chương trình học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức hoặc trình độ nghiệp vụ.

Ngay sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, hay trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên sẽ trở thành lực lượng lao động có chun mơn cao, tích cực tìm kiếm việc làm để tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất của cải vật chất. Khi đó, sinh viên sẽ trở thành những người lao động tham gia vào thị trường lao động.

Theo Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), thuật ngữ người lao động được hiểu là: “Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Tóm lại: Trong khn khổ của luận văn, thuật ngữ “Việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp” dùng để chỉ những hoạt động lao động được thực hiện sau khi sinh

viên được công nhận đạt tiêu chuẩn kiến thức hoặc trình độ chun mơn nghiệp vụ, những hoạt động lao động đó khơng bị pháp luật cấm và tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần.

1.2.3. Khảo sát việc làm

Các thông tin từ kết quả khảo sát việc làm đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục đại học nói

chung. Một số ý nghĩa của thông tin từ kết quả khảo sát việc làm: Là cơ sở để các cơ sở giáo dục đại học nắm bắt được đặc điểm, xu hướng và yêu cầu về chất lượng và năng lực sinh viên ra trường để xây dựng các chương trình đào tạo của mình; giúp cho các chương trình đào tạo, tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo phù hợp với thị trường lao động; là cơ sở đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, là xuất phát điểm cho việc cải tiến và đổi mới chương trình đào tạo.

Ngày 09 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quyết định số: 68/2008/QĐ-BGDĐT quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Mục đích: Giúp người học định hướng nghề nghiệp, lựa chọn được ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau tốt nghiệp; Giúp người học có thơng tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp; Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nội dung thống kê về việc làm trong quy định yêu cầu các nhà trường: Xây dựng cơ sở dữ liệu về người học đã tốt nghiệp theo từng năm học để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động; Khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau tốt nghiệp; Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà nhà trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau tốt nghiệp.

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đại học, học viện; các trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm triển khai thu thập thơng tin, báo cáo về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy trình độ đại học, cao đẳng. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều ban hành công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục phải báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.

Tóm lại: Khảo sát việc làm là việc thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời một vấn đề cụ thể được xác định liên quan tới các chương trình đào tạo. Các vấn đề thực hiện điều tra được bao phủ khá rộng, từ những nội dung cho phát triển chương trình đào tạo tới việc đánh giá kết quả đào tạo. Khảo sát việc làm là hình thức điều tra xã hội học, được triển khai có phương pháp linh hoạt, đảm bảo được các yêu cầu và mục tiêu của việc thu thập thông tin.

1.2.4. Quản lý nhà trường

Quản lý giáo dục có thể chia làm hai cấp độ là cấp vĩ mô và cấp vi mô: Quản lý giáo dục cấp vĩ mô là: Quản lý cả hệ thống giáo dục bao gồm tất cả các thành tố của hệ thống, trong đó quản lý nhà trường là trọng tâm. Quản lý nhà trường là quản lý cấp vi mô.

Dựa trên khái niệm khoa học và tổng kết thực tiễn giáo dục Việt Nam, khi nói về quản lý nhà trường cũng có nhiều tác giả khẳng định:

- Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là tổ chức hoạt động dạy học. Có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng u cầu của đơng đảo quần chúng nhân dân, của đất nước [15].

- Trần Kiểm: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và từng học sinh [21].

- Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới đạt được mục tiêu giáo dục [33].

Có thể thấy, công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường. Có thể phân tích q trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống, bao gồm:

+ Thành tố tinh thần: Mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục. + Thành tố con người: Giáo viên, học sinh, sinh viên…

+ Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy...

Từ những cách tiếp cận trên có thể vận dụng sơ đồ hệ thống điều khiển của Norbert Wiener (1894) để mô tả hoạt động quản lý nhà trường như là quản lý hệ thống sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và hướng của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của các nhà trường và bao gồm 2 quá trình cơ bản:

- Quá trình đào tạo (dạy học): Hoạt động quản lý nhà trường ở quá trình này thực chất là quản lý lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Thực chất của q trình đào tạo là kiểm sốt các yếu tố đầu vào như; người học, đội ngũ giáo viên và các cơng việc khác có tính chất điều kiện như; đội ngũ cán bộ, tổ chức hoạt động của các đoàn thể trong trường, cơ sở vật chất, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học... nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích đào tạo.

Hình 1.2. Mơ tả hệ thống quản lý nhà trường theo sơ đồ điều khiển của Norbert Wiener (1894)

- Quá trình phản hồi; Được hiểu là một quy trình được tiếp nối bởi việc ra quyết định, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kiểm tra, khảo sát thu thập thơng tin phản hồi từ sản phẩm của q trình đào tạo...

Tóm lại: Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả.

1.2.5. Quản lý hoạt động khảo sát

Từ cách tiếp cận quản lý nhà trường theo sơ đồ hệ thống điều khiển của Norbert Wiener (1894) được trình bày ở hình 1.2 thì “Quản lý hoạt động khảo sát” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phản hồi (Feedback) ở các trường đại học nói riêng và trong hệ thống giáo dục nói chung. Quản lý hoạt động khảo sát khi được thực hiện tốt thì những thông tin phản hồi sẽ là nguồn dữ liệu rất quan trọng để cho lãnh đạo các Nhà trường tham khảo khi quyết định xây dựng chiến lược phát triển đào tạo ở mỗi cơ sở GD, nhà trường.

Quản lý hoạt động khảo sát tác động tới hoạt động tổ chức đào tạo, triển khai thực hiện công tác tuyển sinh; công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vậy, quản lý hoạt động khảo sát có thể coi là “xương sống” trong hoạt động giáo dục, là nền tảng của sự phát triển nhà trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập tới một trong những nội dung cơ bản của nhiệm vụ quản lý hoạt động khảo sát trong Nhà trường đó là: Quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang, từ đó nêu lên một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)