Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 83 - 85)

Các biện pháp quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang được đề xuất tuân theo một số nguyên tắc cơ bản là:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tồn diện

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tồn diện khi xây dựng các biện địi hỏi cần phải hướng đến việc đảm bảo mục tiêu phát triển chung của Nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học hiện nay. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tồn diện giúp cho người nghiên cứu không bị lan man khi đề xuất các biên pháp nghiên cứu.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang phải tác động đến toàn diện các hoạt động quản lý chung của Nhà trường.

Tính tồn diện địi hỏi các biện pháp quản lý phải bao quát đến các đối tượng quản lý và bao quát các tiêu chí đánh giá cho tất cả các nội dung quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường ĐHNT.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển

Đảm bảo tính hệ thống thể hiện qua vai trò quản lý của Ban Giám hiệu (BGH) và các Phịng/Ban chức năng làm cơng tác tham mưu và các đơn vị thực hiện các hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Để quản lý tốt các hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang thì BGH, các Phịng/Ban chức năng làm cơng tác tham mưu và các đơn vị thực hiện các hoạt động khảo sát cần vận dụng đầy đủ các chức năng quản lý, huy động nguồn lực, các đối tượng cùng tham gia vào cơng tác quản lý. Ngun tắc tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất quản lý trong Nhà trường và sự đồng thuận cùng hướng tới mục tiêu chung.

Đảm bảo tính kế thừa và phát triển có nghĩa là các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích nhằm phát huy những mặt mạnh, những điểm mới của hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang nói riêng và trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước nói chung từ trước đến nay để trên cơ sở đó xây dựng, bổ sung phát triển công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang nhằm thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường trong giai đoạn mới.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải thể hiện và cụ thể hóa đường lối, phương châm quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định của ngành trong q trình quản lý hoạt động nói chung. u cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng ngay vào thực tiễn quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp đồng bộ cùng hệ thống quản lý nhà trường nói chung tại Trường Đại học Nha Trang một cách thuận lợi, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể của Nhà trường và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Nhà trường.

Các biện pháp phải được minh chứng, khảo sát có căn cứ khách quan và có khả năng vận dụng vào thực tiễn một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hồn thiện. Từ đó, địi hỏi cán bộ quản lý các cấp Phịng và cấp Trường phải tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm giúp họ triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp còn đòi hỏi phải phù hợp với hồn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, mơi trường của nhà trường đại học, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT cũng như các yêu cầu của Thế giới việc làm.

3.1.4. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục đề ra đều phải có tính khoa học, logic, dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục, dựa trên các căn cứ quy định tại các văn bản của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính khoa học của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động từ người dạy, người học và môi làm việc...

Chỉ khi đảm bảo tính khoa học, các biện pháp quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang được đề xuất mới đạt hiệu quả cao trong quản lý, vừa đáp ứng được mục tiêu trước mắt vừa đáp ứng được mục tiêu lâu dài trong phát triển bền vững của Nhà trường. Bên cạnh đó, các biện pháp được đề xuất sẽ đảm bảo hiệu quả trong từng giai đoạn đối theo yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN. Nói một cách cụ thể, các biện pháp được đề xuất vừa phải tuân theo các chức năng quản lý như; chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, điều khiển, chức năng kiểm tra nhưng phải linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại các trường đại học.

Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của cán bộ quản lý (CBQL), trong điều kiện cán bộ tham gia quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang còn hạn chế về phương pháp hoạt động, khả năng vận dụng các thành tự khoa học công nghệ vào các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)