Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 55 - 68)

2.3. Thực trạng hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc

Khơng có phiếu khảo sát nào đánh giá kết quả đổi mới phương pháp loại chưa đạt. Tuy nhiên, cũng còn tỉ lệ 5,6% phiếu khảo sát đánh giá thực trạng quả đổi mới phương pháp xếp loại Trung bình.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết số phiếu khảo sát nêu ra những ưu điểm và hạn chế hoạt động đổi mới phương pháp hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường ĐHNT trong thời gian vừa qua chưa cụ thể, rõ ràng đúng tinh thần đánh giá hiện trạng của phiếu khảo sát nên việc góp ý xây dựng phương hướng đổi mới phương pháp hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp chưa mang tính thuyết phục cao đối với các khách thể quản lý.

2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp sinh viên sau tốt nghiệp

Để đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường ĐHNT, tác giả và Ctv tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các gửi phiếu điều tra tới 90 cán bộ quản lý các cấp của Nhà trường (Ban Giám hiệu; Trưởng, Phó đơn vị; Trưởng Bộ mơn).

Những nhận xét, đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường ĐHNT được ghi nhận ở bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng tại bảng 2.6 cho thấy rằng, việc thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá bằng nhận xét được đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Nhà trường quan tâm và thực hiện đạt tỉ lệ cao nhất (55,3%). Cán bộ quản lý có vẫn duy trì hình thức đánh giá bằng hình thức nhận xét (tỷ lệ phiếu khảo sát đánh giá ở mức tốt đạt 60,0%). Việc thực hiện đánh giá định kì (cuối kì) và đánh giá chất lượng qua khảo sát theo mục đích cơng việc cũng được đội ngũ cán bộ quản lý Nhà trường quan tâm: Các phiếu khảo sát nhận xét, đánh giá kết quả đạt mức khá cao (tỷ lệ phiếu khảo sát đánh giá ở mức tốt đạt 53,3%).

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

TT

Nội dung thực hiện đánh giá Mức độ khảo sát (n = 90) Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 1 Bằng nhận xét 48 53.3 22 24.4 14 15.6 6 6.7 2 Bằng quy đổi điểm số 22 24.4 22 24.4 43 47.8 3 3.3 3 Đánh giá thường xuyên 33 36.7 25 27.8 19 21.1 13 14.4 4 Đánh giá định kỳ 48 53.3 20 22.2 19 21.1 3 3.3 5 Đơn vị tự đánh giá 29 32.2 25 27.8 20 22.2 16 17.8 6 Cán bộ quản lý đánh giá 54 60.0 21 23.3 0 0.0 15 16.7

(Nguồn số liệu: Khảo sát thực tế)

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc tự đánh giá, cũng như là định lượng các nội dung đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường ĐHNT trong thời gian vừa qua. Cụ thể, tiêu chí: Đánh giá bằng quy đổi điểm số chỉ có 22,4% số phiếu khảo sát đánh giá ở mức tốt và tiêu chí: Tự đánh giá tại các đơn vị chưa đạt hiệu quả như mong muốn (tỉ lệ phiếu khảo sát đánh giá ở mức tốt đạt 32,2%).

2.3.6. Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Ngày 09 tháng 12 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 68/2008/QĐ-BGĐT, Ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp. Trong điều 06 của quy định nêu rõ: Các cơ sở giáo dục Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp phải; xây dựng cơ sở dữ liệu về người học đã tốt nghiệp theo từng năm học để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động; khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau tốt nghiệp; khảo sát, đánh giá nhu cầu

nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà nhà trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau tốt nghiệp.

Từ năm 2009, triển khai thực hiện thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung của quy chế 03 công khai là: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; cơng khai thu chi tài chính, các trường Đại học, Cao đẳng phải công bố trước xã hội tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp trong một năm ra trường.

Từ năm 2010, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản yêu cầu các trường (Cơ sở giáo dục đại học) phải báo cáo tình hình việc làm của SV sau khi ra trường thì mới cấp chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể các văn bản sau:

- Công văn số 4806/BGDĐT-GDĐH ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo về tình hình việc làm của SVSTN.

- Công văn số 2919/BGDĐT-GDĐH ngày 10 tháng 07 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc khảo sát tình hình việc làm của SVSTN.

- Công văn số 3943/BGDĐT–GDĐH ngày 31/8/2018 của Bộ GD&ĐT về việc khảo sát, cơng khai và báo cáo tình hình việc làm của SVSTN.

Hiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục đại học đã và đang tăng cường triển khai hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, trên cơ sở nhận thức được vấn nạn thất nghiệp của sinh viên mới ra trường và những lợi ích mà mối quan hệ hợp tác giữa thị trường lao động và môi trường học tập sẽ tạo ra cho cả nhà trường, các tổ chức doanh nghiệp, người học và xã hội nói chung. Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại một số trường Đại học có nhiều nét tương đồng với Trường Đại học Nha Trang được liệt kê ở bảng sau 2.7.

Bảng 2.7. Thống kê kết quả khảo sát việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

TT Tên trƣờng khảo sát Năm

KS

TL sinh viên có việc làm

(%)

1 Đại học Thái Nguyên 2017 64,25 2 Trường Đại học Hà Nội 2018 96,00 3 Trường Đại học FPT 2017 94,26 4 Trường Đại học Kiến Trúc – Tp Hồ Chí Minh 2018 70,81 5 Trường Đại học Vinh 2017 74,86 6 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐHĐN 2017 73,00 7 Trường Đại học KHXH&NV – Đại học QGHN 2017 91,00 8 Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế 2017 94,8 9 Đại học Công nghệ GTVT 2017 92,40 10 Đại học Xây dựng Miền Tây 2018 95,00

(Nguồn: Website của các trường)

Kết quả khảo sát việc làm của sinh viên STN tại các cơ sở giáo dục ở trong nước thời gian vừa qua đã có những đóng góp rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trên thực tế, hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN ở các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng và ý nghĩa của các hoạt động này như: Hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN chưa trở thành hoạt động thường niên và được tiến hành định kỳ; kết quả khảo sát cũng chưa được áp dụng nhiều vào việc điều chỉnh quy mô cũng như chất lượng đào tạo; nhiều cơ sở giáo dục đại học thực hiện hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN mang tính chất chống đối.

Những khó khăn thường gặp phải trong hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại các cơ sở giáo dục đại học như: Sau khi ra trường vì tình trạng, tính chất công việc nhiều sinh viên di chuyển chỗ ở đến thay đổi cả những thông tin liên lạc như số điện thoại hay email. Mặt khác một số sinh viên chưa kiếm được việc hoặc vì một số lý do khác như đi làm khơng có thời gian, hoặc khơng muốn tiết lộ thông tin cá nhân nên quan ngại vấn đề trả lời phiếu khảo sát [4].

Tóm lại, cơng tác điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạnh công tác kế hoạch… để thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, ngành nghề, trình độ đào tạo ở nước ta trong thời gian qua cịn nhiều hạn chế. Trong khi đó, ở một số các nước phát triển như nước Úc việc khảo sát việc làm SV được tổ chức định kỳ từ năm 1971. Sau đó kết quả khảo sát được gửi cho Bộ giáo dục và gửi cho từng trường để đăng tải trên trên trang thông tin điện tử của mỗi trường [4].

2.3.7. Thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang

2.3.7.1. Mô tả đối tượng khảo sát

Để đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang, tác giả và Ctv tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các gửi phiếu điều tra tới tồn bộ sinh viên có quyết định tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy của tất cả các ngành đào tạo năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018.

Mẫu khảo sát: 100% sinh viên tốt nghiệp chính quy trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 và từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Tổng số sinh viên tốt nghiệp, tổng số sinh viên được khảo sát, tổng số sinh viên khảo sát có phản hồi và được mơ tả theo giới tính được trình bày ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thống kê mô tả đối tượng khảo sát và phân bổ theo giới tính

TT Mơ tả đối tƣợng khảo sát

Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tổng số sinh viên tốt nghiệp 1505 100,0 1911 100,0

2

Tổng số sinh viên được khảo sát 1505 100,0 1911 100,0

Nam 483 32,1 644 33,7

Nữ 1022 67,9 1267 66,3

3

Tổng số sinh viên có phản hồi 1136 100,0 1333 100,0

Nam 452 39,8 501 37,6

Nữ 684 60,2 832 62,4

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

có 438 nam (chiếm tỷ lệ 32,1%), 1.022 nữ (chiến tỷ lệ 67,9%); khảo sát SV tốt nghiệp năm năm 2.017 với 1.911 sinh viên tốt nghiệp, thì nữ chiến 66,3% và nam chiếm 33,7%.

Tỷ lệ phân bổ theo giới tính của số sinh viên khảo sát có phản hồi cũng tương ứng với tỷ lệ giới tính sinh viên tốt nghiệp ra trường và nó phù hợp quy luật khách quan điều tra khảo sát và tỷ lệ giới tính trong tồn xã hội.

2.3.7.2. Tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

Kết quả thống kê từ hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau 06 đến 12 tháng tính từ thời điểm sinh viên có quyết định cơng nhận tốt nghiệp trong cả 2 năm khảo sát (năm 2017 và năm 2018) về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp được trình bày ở bảng 2.8 và hình 2.1.

Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt 94,5% ở năm khảo sát 2017 và đạt 90,4% ở năm khảo sát 2018. Đây là tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường rất cao khi so sánh tỉ lệ này với các trường đại học trong khu vực lân cận nói riêng và trong cả hệ thống giáo dục đại học nói chung. Trong khi đó, sinh viên chưa có việc làm có tỷ lệ rất thấp 3,9% đối với năm khảo sát 2017 và đối với năm khảo sát 2018 thì tỷ lệ này là 6,6%.

Bảng 2.9. Thống kê tỷ lệ sinh viên có việc làm 12 tháng sau tốt nghiệp

Tình trạng việc làm của SVSTN Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có việc làm 1.073 94,5 1.205 90,4 - Đúng ngành đào tạo 378 35,2 439 36,4

- Liên quan đến ngành đào tạo 357 33,3 414 34,4

- Không liên quan đến ngành đào tạo 338 31,5 352 29,2

Chưa có việc làm 44 3,9 88 6,6 Tiếp tục học 19 1,7 27 2,0

Hình 2.1. Biểu đồ so sánh tình hình việc làm sinh viên Trường Đại học Nha Trang tốt nghiệp năm 2016 và 2017

Bảng 2.9 và hình 2.2 cho thấy, có đến 31,5% số sinh viên tốt nghiệp năm 2016 và 29,2% số sinh viên tốt nghiệp năm 2017 làm những công việc không liên quan đến ngành nghề đã được đào tạo. Như vậy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ở 02 năm khảo sát (năm 2017 và năm 2018) lớn hơn 90,0%, Trường ĐHNT là trường đại học có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp cao hơn số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp (64,3%).

Hình 2.2. Biểu đồ so sánh tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề đã được đào tạo của sinh viên Trường ĐHNT tốt nghiệp năm 2016 và 2017

Đều này chứng tỏ sinh viên của Trường Đại học Nha Trang cũng rất chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là một tín hiệu rất mừng cho thầy và trị Trường Đại học Nha Trang.

2.3.7.3. Loại hình doanh nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp đang làm việc

Kết quả thống kê từ hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau thời gian từ 06 tháng đến 12 tính từ thời điểm nhận quyết định tốt nghiệp trong cả 2 năm khảo sát (năm 2017 và năm 2018) về loại hình doanh nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHNT đang làm việc được trình bày ở bảng 2.10 và hình 2.3.

Có sự tương đồng về kết quả thống kê tỷ lệ sinh viên phân bố trong các loại hình doanh nghiệp ở 03 lĩnh vực khảo sát; khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài trong 02 lần khảo sát (lần 1 năm 2017 và lần 2 năm 2018).

Bảng 2.10. Thống kê phân bố sinh viên sau tốt nghiệp làm việc trong các loại hình doanh nghiệp

TT Loại hình Doanh nghiệp

Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ

(%)

1 Khu nhà nước 98 9,1 75 6,2 2 Khu vực tư nhân 695 64,8 790 65,6 3 Liên doanh nước ngoài 210 19,6 251 20,8 4 Tự tạo việc làm 70 6,5 40 3,3

5 Khác 0 0,0 49 4,1

Tổng cộng 1.073 100,0 1.205 100,0

Hình 2.3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phân bố trong các loại hình doanh nghiệp của sinh viên Trường ĐHNT tốt nghiệp năm 2016 và 2017

Kết quả phản hồi của sinh viên trình bày ở bảng 2.10 và hình 2.3 cho thấy, loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có tỷ lệ sinh viên làm việc là cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực khác; tỷ lệ sinh viên làm việc chiếm 64,8% ở lần khảo sát năm 2017 và chiến 65,6% ở lần khảo sát năm 2018. Tiếp theo đến các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực liên doanh với nước ngoài; tỷ lệ sinh viên làm việc trong các doanh nghiệp này chiếm 19,6% ở lần khảo sát năm 2017 và 20,8% ở lần khảo sát năm 2018.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2016 và 2017 tại Trường Đại học Nha Trang làm việc trong các đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và tự tạo được việc làm là rất hạn chế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động trong xã hội trong thời gian vừa qua trên địa bàn cả nước nói chung và tại tỉnh Khánh Hịa nói riêng.

2.3.7.4. Mức thu nhập bình qn

Mức thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHNT sau thời gian từ 06 tháng đến 12 tính từ thời điểm nhận quyết định tốt nghiệp ở 02 lần khảo sát (năm 2017 và năm 2018) được trình bày ở bảng 2.11 và hình 2.4.

Bảng 2.11. Thống kê mức thu nhập bình quân của sinh viên sau tốt nghiệp TT Mức thu nhập bình quân TT Mức thu nhập bình quân Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dưới 5 triệu 215 20,0 234 19,4 2 Từ 5 đến 7.5 triệu 427 39,8 448 37,2 3 Từ 7.5 đến 10 triệu 290 27,0 362 30,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)