TT Biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Xếp loại Cấp thiết Không cấp thiết SL (%) SL (%) 1
Tổ chức các hoạt động phổ biến tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ giảng viên về công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP1)
186 51,7 174 48,3 VII
2
Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP2)
312 86,7 48 13,3 III
3
Đa dạng hóa các hình thức khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP3)
352 97,8 8 2,2 I
4
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP4)
5
Hình thành cơ chế huy động hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP5)
248 68,9 112 31,1 V
6
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang nhằm thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động này (BP6)
304 84,4 56 15,6 IV
7
Đổi mới công tác quản lý trong kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang (BP7)
213 59,2 147 40,8 VI
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Như vậy, bên cạnh việc tăng cường đổi mới phương pháp quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN thì Trường Đại học Nha Trang cần tập trung thực hiện việc tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ giảng viên về công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN. Vì yếu tố nhận thức là yếu tố cơ sở, yếu tố nền tảng và giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN.
Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục đại học hiện nay thì năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao nhận thức, bởi vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng; có nhận thức đúng vấn đề mới tìm mọi cách để đạt mục tiêu đề ra.
3.4.2.2. Tính khả thi
Kết quả phân tích khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.2.
Bảng 3.3 cho thấy: Có sự đồng ý với tỷ lệ tương đối cao (dao động 56,9% đến 76,4%) từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, giảng viên và sinh viên Nhà trường đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất. Tất cả các biện pháp đưa ra đều có nhiều hơn 55,7% số phiếu trưng cầu được hỏi cho rằng khả thi. Trong đó, biện pháp BP3 đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 76,4%; biện pháp BP7 đạt 76,1% và biện pháp BP4 đạt tỷ lệ 72,5%.