Giới thiệu về Trƣờng Đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 45 - 49)

Trường Đại học Nha Trang (ĐHNT) là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cơng lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có cơ sở chính tại số 02 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tiền thân của Trường là Khoa Thủy sản được thành lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông Lâm, Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), là nơi mở đầu cho sự nghiệp đào tạo CB có trình độ ĐH của nghề cá Việt Nam. Ngày 16/8/1966, theo Quyết định số 155/CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thủy sản được tách ra khỏi Học viện Nông Lâm để trở thành Trường Thủy sản.

Sau khi thống nhất đất nước, Trường di chuyển từ Hải Phòng vào thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và lấy tên là Trường ĐH Hải sản theo Quyết định số QĐ-01HS ngày 04/10/1976 của Bộ Hải sản. Ngày 12/8/1981 Trường ĐH Hải sản được đổi tên thành Trường ĐH Thủy sản theo Công văn số 80 TS/VP của Bộ Thủy sản. Ngày 25/7/2006 theo Quyết định số 172/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường ĐH Nha Trang.

Trong 60 năm xây dựng và phát triển cùng với những thành tích đạt được, Trường vinh dự được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (1981), hạng Nhì (1986), hạng Nhất (1989); Huân chương Độc lập hạng Ba (1994), hạng Nhì (1999), hạng Nhất (2004) và Anh hùng lao động (2006).

Hiện nay, để phát huy hết tiềm lực của Nhà trường trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, Trường ĐHNT xác định sứ mạng và tầm nhìn: Sứ mạng: “Đào tạo nhân lực trình

độ cao; NCKH, CGCN và cung cấp dịch vụ chun mơn đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thủy sản là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Tầm nhìn: “Đến năm 2030 là trường ĐH đa lĩnh vực có uy tín trong đào tạo, NCKH và CGCN, hàng đầu khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực khoa học thủy sản và một số ngành kinh tế biển”.

Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHNT gồm 3 cấp: Trường, Khoa và Bộ mơn. Trực thuộc Ban Giám hiệu có ba khối: Đào tạo (có 14 khoa/viện/trung tâm), Quản lý phục vụ (có 14 đơn vị) và Nghiên cứu ứng dụng (04 viện/trung tâm) để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Trường.

Tính đến thời điểm hiện nay, Trường có tổng số 627 CBVC, trong đó có 470 (75%) giảng viên và 157 (25%) viên chức hành chính (trong đó có 83 VC được giao nhiệm vụ giảng dạy, trợ giảng), 14 PGS, 102 TS, 315 ThS, 14 GV cao cấp, 53 GV chính, 02 nhà giáo ưu tú, 04 chun viên chính. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ TS trên tổng số GV cơ hữu là 25%, tỷ lệ GV cơ hữu có trình độ ThS trên tổng số GV cơ hữu là 67%, có trên 50% GV có trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với nước ngoài và phát huy quyền tự chủ trong học thuật.

Hằng năm, Trường tuyển sinh hơn 2.000 sinh viên hệ chính quy bậc đại học, gần 1.000 sinh viên bậc cao đẳng, 1.000 hệ phi chính quy, 150 học viên cao học và 10 ÷ 15 nghiên cứu sinh cho 15 mã ngành đào tạo trình độ CĐ; 30 mã ngành đào tạo trình độ ĐH; 14 chuyên ngành đào tạo ThS, và 5 chuyên ngành đào tạo TS.

Hoạt động KHCN của Nhà trường ngày càng bám sát chiến lược KHCN của quốc gia, của ngành thủy sản và gắn liền với công tác đào tạo SĐH. Nhiều kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn của nghề cá, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp và chất lượng đào tạo của Trường.

Nhà trường luôn khẳng định HTQT là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển. Để thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động HTQT, hệ thống các văn bản quy định về phân cấp, phân quyền, quy trình triển khai các hoạt động HTQT,... đã được ban hành, thường xuyên cập nhật. Do đó, các hoạt động HTQT được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, cá nhân trong Trường.

Công tác phát triển, xây dựng CSVC trong thời gian qua được thực hiện theo đúng chủ trương, định hướng phát triển của Trường; đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đào tạo, NCKH, CGCN của cán bộ, giảng viên, sinh viên và HV trong tồn Nhà Trường.

góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện thành công các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Trong giai đoạn tới, Trường ĐHNT tiếp tục mục tiêu phát triển theo định hướng đa ngành trên cơ sở giữ vững vị trí đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực thủy sản.

Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo thông qua công tác kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Hiện nay, Nhà trường chú đang trọng phát triển loại hình giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Bản chất của loại hình giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp là sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường với thế giới việc làm. Vì vậy, việc thiết lập, duy trì, khai thác mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp thông qua hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hoạt động quản lý của Nhà trường trong giai đoạn mới.

Nhận thức rõ vấn đề này và để đáp ứng kịp tốc độ phát triển toàn diện của Trường cũng như thực hiện triệt để những yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục Đại học mới theo chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo, thì ngày 03 tháng 11 năm 2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang đã ban hành Quyết định số 1126/QĐ-ĐHNT thành lập Trung tâm Tư vấn Hỗ trợ sinh viên. Trung tâm có nhiệm vụ giúp đỡ SV trong học tập, rèn luyện, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, tìm kiếm việc làm trong thời gian đi học và sau khi tốt nghiệp…; tổ chức các hội thảo hướng nghiệp và tuyển dụng cho SV.

Ngày 07/02/2018, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang ký quyết định số 104/QĐ-ĐHNT chính thức đổi tên trung tâm với tên gọi mới: Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ Sinh viên nhằm nâng tầm hoạt động cũng như nâng cao vai trò của Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ kết nối, quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ HSSV trường:

- Chức năng:

+ Là đơn vị phục vụ đào tạo thuộc trường Đại học Nha Trang có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học tập và hướng nghiệp cho sinh viên của trường; tổ chức hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN.

+ Tổ chức và quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên, là đầu mối kết nối giữa các Doanh nghiệp với Nhà trường, Nhà tài trợ với sinh viên thông qua các hoạt động quan hệ Doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn tài trợ; là đơn vị Tổ chức tư vấn hướng nghiệp; Tổ chức giảng dạy và kiểm tra, cấp chứng chỉ đáp ứng nhu cầu học tập kĩ năng mềm của cán bộ viên chức và sinh viên cũng như hoạt động hỗ trợ sinh viên khác tại Trường ĐHNT.

- Nhiệm vụ:

+ Kết nối với các doanh nghiệp, cựu sinh viên; phối hợp với các đơn vị trong Trường tổ chức các hoạt động giao lưu, giới thiệu việc làm, bổ sung kiến thức thực tế, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đối với sinh viên. Thường xuyên giữ liên lạc với các doanh nghiệp và cựu SV nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường với các doanh nghiệp, cựu SV;

+ Chủ trì và phối hợp với các khoa, viện tổ chức khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp hàng năm; đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với các ngành nghề Trường đang đào tạo;

+ Tiếp nhận và tham mưu giúp Hiệu trưởng xử lý các ý kiến đóng góp, phản hồi của doanh nghiệp liên quan đến chất lượng đào tạo và hoạt động của Nhà trường;

+ Kết nối giới thiệu các chuyên gia tại các doanh nghiệp với các khoa, viện để tham gia giảng dạy, trợ giảng, NCKH tại Trường; Hỗ trợ các khoa, viện kết nối với doanh nghiệp (khi có nhu cầu) để triển khai cho SV đi thực tập, thực tế;

+ Phối hợp với phịng Cơng tác Chính trị và Sinh viên, các khoa, viện và Hội cựu sinh viên triển khai các hoạt động trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giới thiệu các ngành nghề; xây dựng và khai thác dữ liệu các cá nhân, tập thể cựu sinh viên thành đạt và dữ liệu từ các câu lạc bộ doanh nhân;

+ Chủ trì và phối hợp với các khoa, viện xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai các công tác hướng nghiệp và tư vấn, đào tạo kỹ năng mềm, việc làm, du học, hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo cho sinh viên;

+ Hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập, là cầu nối giữa Nhà trường với phụ huynh, giữa sinh viên với các đơn vị chức năng trong Trường;

viên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Đã tổ chức được nhiều hoạt động có hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chun mơn. Đã thiết lập được mối quan hệ tốt với nhiều cơ quan, doanh nghiệp; từ đó nhận được nhiều thơng tin về tuyển dụng hàng năm để đáp ứng kịp tốc độ phát triển toàn diện của Trường. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ trong thời gian tới Nhà trường cần tạo điều kiện để Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ Sinh viên tăng cường năng lực chuyên môn của đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ thông qua các hoạt động tham quan kinh nghiệm, học tập bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại trường đại học nha trang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)