3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên
3.2.6. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động khảo sát việc làm của
sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang nhằm thu hút các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động này
3.2.6.1. Vị trí của biện pháp
Trong chiến lược phát triển của mình, Trường Đại học Nha Trang đã và đang xây dựng môi trường giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đây là loại hình đào tạo bậc đại học chú trọng đến phát triển các năng lực và kĩ năng nghề nghiệp. Trong hình thức đào tạo này, những yêu cầu và phản hồi từ thế giới việc làm luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Các thông tin phản hồi từ thế giới việc làm thông qua kết quả hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN đóng vai trị quan
vật chất và tinh thần nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi mà chi từ ngân sách cho hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Trường Đại học Nha Trang cịn hạn chế mà chi phí để thực hiện tốt hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp thì lại khá nhiều.
Bởi vậy, biện pháp này nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang.
3.2.6.2. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ thị trường lao động có hệ thống, phong phú, khách quan và hết sức linh hoạt để nắm bắt kịp thời và đầy đủ những thơng tin có giá trị từ thị trường lao động.
3.2.6.3. Nội dung biện pháp
- Do hệ thống thông tin từ thị trường lao động thông qua kết quả hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nói chung và tại Trường ĐHNT nói riêng là nội dung dùng chung và chia sẻ được, hệ thống thông tin cần được xây dựng có cấu trúc và thủ tục rõ ràng.
- Đó khơng chỉ là đối tác hỗ trợ thực tập, thực hành, tiếp nhận và sử dụng lao động mà cịn là một bộ phận chính yếu tham gia vào tất cả các hoạt động đào tạo bao gồm: Xây dựng chương trình, thực hiện chương trình, giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ...
- Phát triển quan hệ với thế giới nghề nghiệp là công việc của các cơ sở đào tạo cũng như từng giảng viên. Các quan hệ với thế giới nghề nghiệp được phát triển trên cả quan hệ cá nhân (giữa giảng viên với cá nhân các đối tác) cũng như quan hệ giữa các tổ chức (trường/khoa/bộ môn với doanh nghiệp/tổ chức bên ngoài). Bài học này cung cấp các kĩ năng cần thiết để các giảng viên có thể tìm kiếm, liên hệ, xây dựng và duy trì mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp. Từ những kĩ năng phát triển mối quan hệ cá nhân, bài học cung cấp những phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa trường/khoa/bộ môn với các tổ chức/doanh nghiệp bên ngồi.
Hoạt động tìm kiếm đối tác trong thế giới nghề nghiệp được khởi động khi xây dựng chương trình đào tạo và được thực hiện liên tục trong quá trình triển khai
thực hiện chương trình nhằm duy trì mối quan hệ ổn định và hiệu quả với thế giới nghề nghiệp. Có thể tìm kiếm các đối tác thơng qua các mối quan hệ cá nhân hoặc các chiến dịch phát triển thế giới nghề nghiệp.
3.2.6.4. Biện pháp thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo trung tâm QHDN&HTSV, phòng ban chức năng và khoa viện duy trì mối quan hệ hợp tác là công việc cần được thực hiện thường xuyên, liên tục giữa Nhà trường, cũng như từng giảng viên để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của mối quan hệ với thế giới việc làm. Nhiều hoạt động có thể tổ chức nhằm tạo sự chú ý, quan tâm thường xuyên cũng như; động viên, khuyến khích thế giới việc làm phát triển quan hệ với cơ sở đào tạo.
3.2.6.5. Điều kiện bảo đảm để thực hiện biện pháp
- Cán bộ quản lý các cấp trong Nhà trường phải có sự đồng thuận, nhất quán nhận thức và chỉ đạo về tăng cường xã hội hóa cơng tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học.
- Nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa cơng tác quản lý hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại Trường Đại học Nha Trang.