1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động khảo sát việc làm của
1.5.2. Quản lí hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
hướng dẫn các trường thực hiện quy trình thiết lập, duy trì, quản lí mối quan hệ với thị trường lao động; chính sách xem xét hỗ trợ các DN tham gia vào hoạt động đào tạo như: cấp giấy khen tôn vinh, giảm thuế, hạ lãi suất hoặc ưu đãi vay vốn. Tuy nhiên, cần có các nội dung để kiểm tra mối quan hệ hợp tác này có diễn ra thực sự hay không, tránh trường hợp gian lận nhằm hưởng lợi từ Nhà nước; cho phép các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục như đầu tư xây dựng xưởng thực hành kĩ thuật công nghệ, nông trại nông nghiệp để sinh viên thực hành, thực tế; cho phép các trường được tính tốn, cân đối để thu phù hợp, đủ chi cho các hoạt động đào tạo trong đó có chi phí quản lí và duy trì hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng bá để xã hội (gồm có doanh nghiệp, người học, cộng đồng) nắm bắt được kết quả hoạt động của Nhà trường.
1.5.2 Quản lí hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các trường đại học trường đại học
Đối với các trường đại học nói chung, thì thơng tin từ hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp có ý nghĩa: Là cơ sở để các trường nắm bắt được đặc điểm, xu hướng và yêu cầu về chất lượng và năng lực sinh viên ra trường để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp; cơ sở đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và cũng là xuất phát điểm cho việc cải tiến và đổi mới chương trình đào tạo của mỗi nhà trường. Để thường xuyên thu nhận được những thông tin kịp thời, đầy đủ và có giá trị từ thị trường lao động thông qua hoạt động khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp thì mỗi cơ sở đào tạo cần xây dựng hệ thống thông tin từ thị trường lao động có hệ thống. Do hệ thống thơng tin về từ thị trường lao động tại các cơ sở đào tạo là nội dung dùng chung và chia sẻ được, hệ thống thông tin cần được xây dựng có cấu trúc logic và thủ tục rõ ràng [13].
Cơng tác tổ chức và chỉ đạo quản lí hoạt động khảo sát việc làm của SVSTN tại các trường đại học trong thời gian qua được thực hiện như sau:
1.5.2.1. Xác định nhu cầu điều tra
Nhu cầu điều tra được xác định trên cơ sở quá trình xây dựng chương trình, kiểm sốt chương trình, đổi mới và cải tiến chương trình. Các nhu cầu có thể được hình thành một cách định kì (theo chu kì phát triển của chương trình) hoặc theo các vấn đề tình huống cụ thể được đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình và quy mơ của các cuộc điều tra cũng được xác định từ nhu cầu điều tra.
1.5.2.2. Xác định vấn đề điều tra
Trên cơ sở nhu cầu thông tin, người nghiên cứu xác định những thơng tin đã có, đã thu thập và tổng hợp những thơng tin chưa có, địi hỏi phải tổ chức nghiên cứu để thu thập. Vấn đề điều tra được xác định trên cơ sở đáp ứng được các nhu cầu của công tác điều tra.
1.5.2.3. Xác định mục tiêu điều tra
Mục tiêu của hoạt động điều tra là những nội dung, những câu hỏi cần được cung cấp thông tin để trả lời. Mục tiêu nghiên cứu càng rõ ràng, việc tổ chức nghiên cứu càng hiệu quả.
1.5.2.4. Xác định thiết kế điều tra
Có nhiều thiết kế nghiên cứu khác nhau để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu khác nhau như: Nghiên cứu khám phá; để xác định các yếu tố mới phát sinh; nghiên cứu nhân quả; xác định mối quan hệ nhân – quả của các vấn đề và nội dung; nghiên cứu mô tả; làm rõ các nội dung, chi tiết của một vấn đề nào đó. Người nghiên cứu cần xác định rõ thiết kế nghiên cứu cần thiết thực hiện bởi cách thức tổ chức nghiên cứu, thu thập dữ liệu... phụ thuộc vào đặc điểm của các thiết kế nghiên cứu.