Vị trí, vai trị của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

1.3. Ngƣời giáo viên CNL ở trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. Vị trí, vai trị của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí, vai trị quan trọng đối với sự phát triển HS của lớp chủ nhiệm, bởi vì:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm.

- Đối với HS và tập thể lớp, GVCNL là nhà GD và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các

mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ ĐTN và tính tự giác của mọi HS trong lớp.

Trong quan hệ với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường, GVCNL là nhân vật trung tâm để hình thành và phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Ở đây GVCNL thực hiện chức năng QL toàn diện tập thể lớp để thực hiện chức năng GD từng cá nhân có hiệu quả. Người GVCNL thực hiện chức năng quản lý khi là đại diện cho Hiệu trưởng, hội động nhà trường thực hiện các chủ trương kế hoạch chung của trường và là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thể lớp phát triển thành một tập thể thân thiện. Như vậy cả hai chức năng QL và lãnh đạo được tích hợp hài hịa ở chủ thể QL là người GVCNL.

Vai trò tổ chức của GVCNL được thể hiện trong các việc: - Thành lập bộ máy tự quản của lớp.

- Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân và cho các tổ, nhóm. - Tổ chức các hoạt động của lớp theo mục tiêu GD đã được xây dựng.

- Các hoạt động của lớp thực hiện theo năm mặt toàn diện, GVCNL phải quán xuyến tất cả các hoạt động của lớp một cách chặt chẽ. Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của HS trong lớp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức GD của GVCNL.

Giáo viên CNL giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng GD có tính chất chun nghiệp. GVCNL là người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD. Do vậy, GVCNL phải là người đứng ra điều phối và kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhất. Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCNL là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động GD học sinh của lớp.

Tóm lại, dưới góc độ thơng tin trong QL thì GVCNL được xem như là một trong những nút thông tin quan trọng nhất trong tồn bộ hệ thống thơng tin trong nhà trường với các chức năng thu nhận và xử lý, truyền đạt thơng tin; Dưới góc độ giáo dục

học thì GVCNL là một chủ thể GD gần gũi, thân thiết nhất với đối tượng GD (tập thể học sinh và từng HS) với nhiệm vụ là GD mỗi cá nhân HS thông qua việc xây dựng tập thể HS, GD cá nhân HS bằng tập thể và trong tập thể; Dưới góc độ quản lý thì GVCNL là nhà QL thực hiện các chức năng QL đối với các hoạt động của tập thể lớp và từng HS, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD như: GV bộ môn, ĐTN, chi hội phụ huynh, cộng đồng xã hội... trong việc GD học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)