1.3. Ngƣời giáo viên CNL ở trƣờng trung học phổ thông
1.3.2. Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm
Chức năng quản lý: GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện HS một lớp học. Để đạt được mục tiêu QL một tập thể HS, GVCNL phải thực hiện phối hợp các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Chức năng GD: GVCNL trước hết phải là một nhà GD, thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể lớp để GD những phẩm chất, nhân cách của mỗi HS. Qua các hoạt động đa dạng và phong phú, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa HS với HS, giữa HS với những người khác, hướng vào việc hình thành cho HS những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Từ hai chức năng trên, ta thấy người GVCNL phải đồng thời QL hoạt động học tập và QL sự hình thành, phát triển nhân cách HS. Hai mặt này có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, việc GD đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi từng ngày, từng giờ những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang dội vào nhà trường.
Muốn thực hiện chức năng QLGD tồn diện, GVCNL phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: Kỹ năng tiếp cận đối tượng HS, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, nghiên cứu xã hội, kỹ năng lập kế hoạch cơng tác CNL và phải có sự nhạy cảm sư phạm để có dự đốn đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh, định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để các em tự hoàn thiện về mọi mặt.
Chức năng đại diện: Người GVCNL lớp đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh. GVCNL còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng
của HS trong lớp, bảo vệ HS một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các GV bộ mơn, với gia đình HS, các đồn thể trong và ngồi nhà trường về những ngụn vọng chính đáng của HS và của tập thể lớp để cùng có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng GD.
Đối với học sinh THPT, người GVCNL cần xác định mình có vai trị cố vấn cho tập thể lớp. Điều này có nghĩa GVCNL khơng nên làm mọi việc thay cho đội ngũ tự quản của lớp (Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn) mà nhiệm vụ chủ yếu của GVCNL lớp là BD năng lực tự quản cho học sinh. Những GVCNL có kinh nghiệm thường thu hút hầu hết học sinh của lớp vào các hoạt động. Đội ngũ tự quản thường chiếm khoảng một phần ba số học sinh của lớp và mỗi năm luân phiên đội ngũ tự quản để sau mỗi năm học số em có thể được huấn luyện tự quản nhiều hơn.
Để phát huy vai trị cố vấn, GVCNL cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của HS trong lớp. GVCNL phải phát hiện và BD tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của mỗi tháng, mỗi học kỳ, của từng năm học. GVCNL chỉ là người giúp HS tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hóa. Điều đó khơng có nghĩa là GVCNL khốn trắng, đứng ngồi hoạt động của tập thể lớp chủ nhiệm mà GVCNL nên hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho HS lớp mình tổ chức hoạt động.
Ngồi ra, GVCNL cịn là người đại diện cho nhà trường trong việc phối hợp với các tổ chức xã hội để thống nhất biện pháp giáo dục HS. Trong hoàn cảnh hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, HS sống trong xã hội nhiều vẻ và phức tạp; học sinh luôn nhạy cảm với những cái mới lạ, trong đó có cả cái tốt và cái xấu. Vì vậy, GVCNL cần có ý thức sâu sắc trong việc giúp các em thiết lập quan hệ đúng đắn, lành mạnh với mọi người. Đó là nhiệm vụ khơng hề đơn giản và rất cần thiết đối với công tác chủ nhiệm lớp. GVCNL cần xác định rằng giáo dục nhà trường có vai trị định hướng, tạo ra sự thống nhất tác động đến thế hệ trẻ (trong đó có gia đình và các tổ chức xã hội khác). Cần khẳng định rằng gia đình và GD gia đình là môi trường GD gần gũi các em nhất và có nhiều ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các em nhất.