Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, đội ngũ GV và HS trường THPT Hạ Hòa nhằm tìm hiểu thực trạng đội ngũ GVCNL và thực trạng quản lý HĐBD nghiệp vụ GVCNL.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng được lựa chọn tham gia khảo sát bao gồm: - Cán bộ quản lý: Phát ra 09 phiếu, thu về 09 phiếu; - Đội ngũ GV: Phát ra 49 phiếu, thu về 48 phiếu;

2.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát CBQL, GV và HS về thực trạng đội ngũ GVCNL, thực trạng quản lý HĐBD nghiệp vụ GVCNL và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVCNL tại trường THPT Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ GVCNL

- Phẩm chất chính tri ̣, đa ̣o đức, lối sống. - Năng lực công tác.

- Kết quả thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣.

- Các nội dung BD nghiệp vụ GVCNL.

2.2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ GVCNL

- Xây dựng mu ̣c tiêu, kế hoa ̣ch. - Các nội dung được nhà trường BD. - Hình thức, phương pháp BD.

- Đội ngũ báo cáo viên, giảng viên tham gia BD. - Các điều kiện phục vụ hoạt động BD.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐBD.

2.2.3.3.Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ GVCNL

- Về quản lý xây dựng mu ̣c tiêu, kế hoạch. - Về công tác tổ chức.

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

- Về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý HĐBD.

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Phương pháp điều tra:

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát toàn bộ đội ngũ CBQL, đội ngũ GV và lựa chọn ngẫu nhiên đối với HS các lớp đang học tập tại nhà trường để phát phiếu điều tra.

Tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng trả lời, thu phiếu và xử lý kết quả. + Bảng hỏi khảo sát dành chung cho CBQL và GV (Phụ lục 1, phụ lục 3). + Bảng hỏi dành cho HS (Phụ lục 2).

- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:

+ Trò chuyện với đội ngũ GV và HS nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng đội ngũ GVCNL và thực trạng quản lý HĐBD nghiệp vụ GVCNL.

+ Trò chuyện, phỏng vấn đội ngũ CBQL; Lãnh đạo cấp ủy nhà trường để thu thập thông tin.

2.2.5. Thống kê và xử lý số liệu

Sau khi hồn thành cơng việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tơi tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.

Quy ước về thang điểm khảo sát và cách xác định mức độ đánh giá:

- Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo 5 mức độ (min = 1, max = 5), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình (TB).

- Đối với phần thực trạng đội ngũ GVCNL, chúng tôi tiến hành phân tích theo số lượng người trả lời của từng phương án : Rất t ốt/ Rất cần thiết : 5,0 điểm; Tốt/ Cần thiết: 4,0 điểm; Khá/ Ít cần thiết : 3,0 điểm; Trung bình/ Không cần thiết : 2,0 điểm; Yếu/ Rất không cần thiết: 1,0 điểm.

- Đối với phần thực trạng HĐBD nghiệp vụ GVCNL và thực tra ̣ng quản lý HĐBD nghiệp vụ GVCNL chúng tôi tiến hành phân tích theo số lượng người trả lời của từng phương án : Rất tốt/ Rất thườ ng xuyên : 5,0 điểm; Tốt/ Thường xuyên: 4,0 điểm; Khá/ Thi thoảng : 3,0 điểm; Trung bình/ Thực hiê ̣n ở mức đô ̣ ít : 2,0 điểm; Yếu/ Không thực hiê ̣n: 1,0 điểm.

Sau đó chúng tơi tính điểm TB, đánh giá kết quả theo thang khoảng và quy ước như sau:

Mức 1: Giá trị TB từ 4,2 - 5,0: Rất tốt/ Rất thườ ng xuyên/ Rất cần thiết. Mức 2: Giá trị TB từ 3,4 - cận 4,2: Tốt/ Thườ ng xuyên/ Cần thiết. Mức 3: Giá trị TB từ 2,6 - cận 3,4: Khá/ Thi thoảng/ Ít cần thiết.

Mức 4: Giá trị TB từ 1,8 - cận 2,6: Trung bình / Thực hiê ̣n ở mức đô ̣ ít / Không cần thiết.

Mức 5: Giá trị TB từ 1,0 - cận 1,8: Yếu/ Không thực hiê ̣n/ Rất không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)