Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

1.3. Ngƣời giáo viên CNL ở trƣờng trung học phổ thông

1.3.4. Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với GVCNL lớp đã được phản ánh trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của GVCNL và thực tiễn GD hiện nay, có thể xác định một số yêu cầu về đạo đức, lối sống và kĩ năng cần thiết của GVCN như sau:

1.3.4.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị- xã hội; thực hiện nghĩa vụ cơng dân.

- u nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật giáo dục, điều lệ, qui chế, qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS.

- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD.

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và mơi trường GD; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

1.3.4.2. Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh

- Nắm vững và quán triệt nguyên tắc tiếp cận tích cực đối với từng HS dựa vào đặc điểm cá nhân và khuyến khích kỉ luật tích cực, tự GD, khơi dậy lòng tự trọng và tự tơn giá trị để hồn thiện bản thân.

- Có năng lực tổ chức các hoạt động GD: Biết tổ chức thực hiện có kết quả kế hoạch giờ sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giáo dục đa dạng khác dựa trên sự tự quản, sự tham gia và hợp tác của mọi học sinh. Biết đánh giá, rút kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động GD với sự tham gia của HS.

- Có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm.

- Có kĩ năng tiếp cận cá nhân và giáo dục HS có hành vi tiêu cực hoặc HS cá biệt.

- Đánh giá kết quả rèn luyện, tu dưỡng của HS. - Phối hợp với các lực lượng trong giáo dục HS.

- Hiểu biết về môi trường GD và đặc thù của từng môi trường GD. - Xây dựng và quản lý hồ sơ chủ nhiệm.

1.3.4.3. Năng lực giao tiếp

- Giao tiếp phù hợp với các mối quan hệ: Khiêm tốn, tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ HS; lắng nghe tích cực những chia sẻ của cha mẹ HS; tế nhị phản hồi và biết thuyết phục cha mẹ HS phối hợp giáo dục HS và cải thiện môi trường GD trong gia đình; thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, thiện chí, hợp tác trong giao tiếp ứng xử với các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động xã hội, trong phối hợp với các lực lượng xã hội giáo dục HS.

- Giao tiếp với HS: Thể hiện sự cởi mở, quan tâm, tôn trọng, tạo bầu không khí tiếp xúc thoải mái, tin tưởng ở các em. Khi trình bày nội dung dạy học, giáo dục biết sử dụng ngơn từ trong sáng, lời nói ngắn gọn, súc tích, chứa đầy đủ thơng tin, phát âm chuẩn, có điểm nhấn, âm lượng, chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế phù hợp, diễn đạt cụ thể, mạch lạc, dễ hiểu, lập luận logic, chặt chẽ để tác động đồng thời đến cả

nhận thức, tình cảm và cả ý chí của học sinh. Khích lệ HS tự tin giao tiếp, tạo điều kiện và động viên HS diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc; thực sự chú ý đến nhu cầu, nguyện vọng của HS; biết đặt mình vào vị thế của HS để thấu hiểu cảm xúc của các em. Lắng nghe, làm chủ được cảm xúc trong giao tiếp với HS; hưởng ứng các ý tưởng hợp lý, chấp nhận ý kiến, tiếp thu ý kiến xác đáng của HS; sử dụng ngơn từ tích cực trong giao tiếp, tránh những ngôn từ, hành vi làm tổn thương HS, thể hiện sự tôn trọng HS.

1.3.4.4. Nắm được đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

- Đặc điểm phát triển thể chất học sinh THPT - Đặc điểm phát triển trí tuệ học sinh

- Đặc điểm phát triển về nhân cách học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)