Các nguyên tắc đi ̣nh hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp

Các BP đưa ra cần có tính hệ thống, trước hết phải là BP làm thay đổi về nhận thức, tư duy của cả CBQL và GV theo tinh thần đổi mới ; sau đó mới là nội dung, là hình thức , phương pháp BD và tổ chức thực hiện. Ngoài ra phải vận dụng theo những xu hướng đổi mới trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. Mỗi BP đề xuất đều có đầy đủ ba phần, bao gồm: Mục tiêu; nội dung, cách thức thực hiện và điều kiê ̣n để thực hiê ̣n.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các trường THPT đang trong quá trình đổi mới theo định hướng và yêu cầu của đổi mới GD. Công tác bồi dưỡng GV nói chung và BD nghiê ̣p vu ̣ GVCNL cho GV nói riêng đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới của giáo dục THPT. Mặt khác, các nội dung, BP và kỹ thuật BD cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ GV các trường THPT từ cơ quan QL các cấp đối với GD.

Các BP đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát huy những tích cực của BP áp dụng trước đó. Những BP đưa ra bao giờ cũng có những ưu thế, mặt mạnh, mặt hạn chế. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại, yếu kém, sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hoàn thiện, hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các BP cũ nhằm đưa ra BP tối ưu và hồn thiện hơn. Do đó, các BP phải có tính kế thừa, tơn trọng tính truyền thống, lịch sử.

Các biện pháp quản lý HĐBD nghiê ̣p vu ̣ GVCNL được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

- Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch BD, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động QL về phương diện nghiê ̣p vu ̣ GVCNL.

- Phát huy những mặt tích cực của cơng tác bồi dưỡng GV trong giai đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của HĐBD giáo viên trường THPT Ha ̣ Hòa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay cũng như trên địa huyê ̣n và tỉnh .

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của QL trường học. Bản chất của QL trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể QL đến tập thể cán bộ, GV, nhân viên, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hồn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của Hiệu trưởng nhà trường với các hoạt động GD và sinh hoạt của GV trong nhà trường.

Việc đề xuất các BP phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý HĐBD nghiê ̣p vu ̣ GVCNL như : Lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện, xây dựng điều kiện để thực hiện ; kiểm tra, đánh giá. Việc đề xuất phát triển , BD nghiê ̣p vu ̣ cho đội ngũ GV cần xử lý, tích hợp các khía cạnh như quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng… để từ đó xây dựng kế hoạch BD nghiê ̣p vu ̣ GVCNL, sử dụng đội ngũ GV nhà trường hợp lý và hiệu quả.

Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Sự đồng bộ trong biện pháp QL phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc QL các hoa ̣t đô ̣ng GD của Hiệu trưởng nhà trường với các thành viên tham gia vào việc bồi dưỡng GV của nhà trường.

Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp QL thì mới nâng cao chất lượng GV và khi đó chất lượng GD&ĐT tồn diện mới đạt hiệu quả thực thụ. Lúc đó mới thể hiện được sự thống nhất ý chí và hành động của tập thể các nhà giáo.

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Các BP được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của huyê ̣n Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ , đặc thù của của trường THPT Ha ̣ Hòa , phù hợp với nề nếp

văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của địa phương. Tính đặc thù của cộng đồng dân cư và nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT nói chung và cho phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói riêng.

Nguyên tắc được đề xuất mang tính thực tiễn sẽ giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT. Để thực hiện tốt các BP đã đề xuất đòi hỏi người QL khi tiến hành triển khai phải nhanh nhạy, dự đoán được các tình huống và xử lý tốt các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện BP để đảm bảo cho các BP được thực hiện có hiệu quả.

Việc đề xuất các BP trên cơ sở đã tiến hành thăm dò ý kiến của CBQL, GV và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.

Trên thực tế trình độ chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ của GV khác nhau . Vì vậy, các BP đề xuất trong Luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt:

- Áp dụng được vào thực tiễn một cách hiệu quả.

- Đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn : Nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lươ ̣ng GD toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và yêu cầu hội nhập .

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Các BP quản lý HĐBD nghiê ̣p vu ̣ GVCNL ở trường THPT Ha ̣ Hòa được đề xuất có tính khả thi vì:

- Có sự đồng thuận cao từ các cấp QL đến các GV.

- Phù hợp với nhu cầu của thực tiễn GD, phù hợp với yêu cầu đổi mới GD và yêu cầu phát triển của nhà trường.

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của nhà trường, của địa phương, của mọi GV, đáp ứng được mục tiêu BD nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển GD trong tình hình mới.

- Đạt hiệu quả và thiết thực đối với GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)