Một số khái niệm công cụ của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 25)

1.2.1. Quản lý

Có nhiều quan niệm của các học giả về quản lý như: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực, cố gắng của các cá nhân để đạt được mục đích của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường trong đó mỗi người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và vật chất và bất mãn cá nhân ít nhất.

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến nào đó [21].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Bản chất của hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có chất lượng mới… Quản lý là ổn định và phát triển [1].

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, song cơ bản đều thể hiện: Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi q trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và ngày càng phát triển. Quản lý bao gồm các yếu tố như: Mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể - đó là căn cứ định hướng mọi hoạt động của tổ chức; Phải có nội dung, phương pháp, phương tiện, kế hoạch hành động và một môi trường nhất định.

Từ những quan niệm trên, theo tác giả có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, đồng thời điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở đó, khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng, những cơ hội của đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng như: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra để đạt đến mục tiêu quản lý trong một môi trường tuy thuận lợi nhưng luôn biến động hiện nay.

1.2.2. Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt của xã hội loài người, hoạt động này được thực hiện một cách tự giác, có tổ chức, có mục đích, do đó giáo dục muốn tồn tại và phát triển cần phải được quản lý. Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý. Khái niệm quản lý giáo dục hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau.

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [1].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là Quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [17].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là q trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan Quản lý giáo dục các cấp tới

các thành tố của quá trình dạy học- giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [19, tr.16].

Từ những khái niệm về quản lý giáo dục nêu trên, tác giả cho rằng: Quản lý giáo dục là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục. Quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường là nhằm mục đích cho các hoạt động này phát huy được vai trò định hướng và thực hiện một cách tương ứng, phù hợp với các hoạt động của học sinh.

Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có những cách diễn đạt khác nhau, song đều đề cập đến các yếu tố cơ bản: chủ thể, khách thể, mục tiêu quản lý giáo dục, cách thức (phương pháp quản lý) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) quản lý giáo dục. Từ đó ta hiểu rằng: Quản lý giáo dục chính là q trình tác động có định hướng, có mục đích và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu của giáo dục.

Quản lý nhà trƣờng

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường

lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [17]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng:“ Quản lý trường học là hoạt động của

các cơ quan quản lý, về cơ bản là huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo mục tiêu giáo dục” [30].

Có nhiều cấp quản lý nhà trường, cấp quản lý cao nhất là Bộ GD và ĐT- cơ quan quản lý hệ thống giáo dục quốc dân bằng các biện pháp vĩ mô. Tiếp theo, hai cấp quản lý trung gian là Sở GD và ĐT cấp tỉnh, thành phố; Phòng GD và ĐT cấp quận, huyện nơi chỉ đạo và giám sát các nhà trường

thực hiện chương trình giáo dục. Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục trong nhà trường là BGH nhà trường.

Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường đó từ trạng thái đang có, tiếp tục tiến lên một trạng thái phát triển mới, đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Nhà quản lý sử dụng phương thức khai thác, phát triển và định hướng các nguồn lực GD vào việc tăng cường các hoạt động của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trở thành những cơng dân có ý thức, biết sáng tạo trong lao động, ln nỗ lực phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, tuy nhiên nó cũng có những đặc thù riêng. Quản lý nhà trường có những điểm khác với quản lý các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nó được quy định bởi bản chất sư phạm của người giáo viên, cùng bản chất của quá trình dạy học và giáo dục. Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý trong trường, vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo nên của nhà trường đó là nhân cách, phẩm chất, năng lực của người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.

Tóm lại: Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường, giúp cho nhà trường vận hành theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, đồng thời thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Từ cách tiếp cận trên ta thấy quản lý nhà trường là quản lý hệ thống sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi nhiều tác động có ý thức, có khoa học và hướng đích của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của các nhà trường. Như vậy, có thể nói quản lý nhà trường thực chất là quản lý hoạt động sư

phạm của thầy, những hoạt động học tập và tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong q trình dạy học.

Nói một cách khái quát: Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả.

1.2.3. Bồi dưỡng

Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu ở nước ta, tuy nhiên hiểu vấn đề này cũng có nhiều quan điểm.

Theo Từ điển Việt Nam năm 1994: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, thí dụ “Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng giáo viên,…”. “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn”.

Theo quan niệm của Tổ chức UNESCO: Bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp. Quá trình bồi dưỡng chỉ được diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Tác giả Nguyễn Đức Chính đã đưa ra quan niệm về bồi dưỡng như sau: Hiểu theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn. Thí dụ: Bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng chí khí chiến đấu, bồi dưỡng các đức tính cần kiệm, liêm chính….

Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Thí dụ: Bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lí luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm,…

Tự bồi dưỡng của giáo viên là q trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh nhằm chuẩn hoá, cập nhật và nâng cao những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

chun mơn nghiệp vụ sư phạm đã có để đạt hiệu quả dạy học - giáo dục cao hơn, bằng sức lực, khả năng, động cơ riêng của giáo viên.

Nhân tố quyết định của tự bồi dưỡng là sự tự thân vận động của chủ thể, đồng thời cũng chính là khách thể chịu sự tác động của những hoạt động do chính chủ thể tiến hành bằng nội lực nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển.

Bồi dưỡng giáo viên

“Bồi dưỡng giáo viên”- Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chun môn, nghiệp vụ cho các giáo viên đang dạy học. Ở một số nước, người ta dùng thuật ngữ “Giáo dục giáo viên” (Teacher Education) để chỉ việc đào tạo giáo viên bao gồm cả việc đào tạo trước khi dạy học (gọi là đào tạo ban đầu) và đào tạo tiếp tục sau đào tạo ban đầu, tiến hành khi giáo viên đang dạy học. Ở nước ta bồi dưỡng giáo viên được xem như là đào tạo tiếp nối đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi đang làm việc.

Hiểu theo cách tiếp cận hệ thống quá trình bồi dưỡng gồm 3 thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phương thức tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng. Phương thức phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng và có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện mục tiêu và nội dung bồi dưỡng. Ngược lại, mục tiêu bồi dưỡng quy định nội dung và nội dung đòi hỏi một phương thức thực hiện phù hợp.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý, nhằm tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngồi nhà trường với mục đích cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, tình cảm nghề nghiệp của người giáo viên nhằm nâng cao

phẩm chất và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

1.2.4. Kỹ năng

Kĩ năng hiểu theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một mơi trường quen thuộc [11].

Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm ... giúp cá nhân có thể thích ứng khi hồn cảnh thay đổi [11].

Kiến thức, kĩ năng là vơ cùng cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Chẳng hạn, khơng thể có năng lực về tốn nếu khơng có kiến thức và được thực hành, luyện tập nhiều lần trong những dạng bài tốn khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kĩ năng bó hẹp trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà cịn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, nỗ lực, trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi [11].

1.3. Mơn tốn trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng

1.3.1. Vị trí mơn tốn trong chương trình giáo dục phổ thơng THCS

Ở trường THCS, mơn Tốn giữ một vị trí rất quan trọng:

- Mơn Tốn là mơn học cơng cụ: do tính trừu tượng cao độ, tốn học có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với các phương pháp làm việc, cách tư duy logic trong tốn học trở thành cơng cụ để học tập tốt hơn nhiều mơn học khác trong nhà trường. Tư duy tốn học cũng là công cụ của nhiều ngành khoa học khác nhau đồng thời là công cụ để tiến hành những hoạt động trong đời sống thực tế. Vì vậy Tốn học là một thành phần khơng thể thiếu trong nền văn hóa phổ thơng.

- Mơn Tốn ở các trường THCS cịn góp phần phát triển nhân cách: ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng Tốn học cần

thiết, mơn Tốn cịn có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái qt hóa, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng thẩm mĩ- đây chính là sự thể hiện tính giáo dục của một mơn học nói chung và của mơn Tốn nói riêng.

Chương trình Tốn THCS u cầu học sinh đạt được cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức, phương pháp tốn học phổ thơng:

+ Những kiến thức mở đầu về số (từ số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỷ đến số thực), về các phép biến đổi đại số, về phương trình bậc nhất và phương trình bậc hai, về hệ phương trình và bất phương trình bậc nhất, về hàm số bậc nhất, bậc hai và một số dạng đồ thị đơn giản.

+ Một số hiểu biết ban đầu về thống kê.

+ Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng như: quan hệ vng góc và song song, quan hệ bằng nhau và đồng dạng, quan hệ giữa các yếu tố lượng giác, các hình trong hình học phẳng, một số vật thể trong khơng gian, ...

+ Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học như: dự đoán và chứng minh, quy nạp suy diễn, phân tích và tổng hợp…

- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính tốn, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, tính nhẩm nhanh, thực hiện các phép biến đổi biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn số, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng. Bước đầu hình thành cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức tốn học vào đời sống và các mơn học khác.

- Rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và logic, khả năng quan sát, dự đốn, phát triển trí tưởng tượng khơng gian. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngơn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)