Phát triển CTNT, các mơ hình phát triển chương trình nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 46 - 51)

1.4. Một số vấn đề lí luận về chƣơng trình và phát triển chƣơng trình

1.4.3. Phát triển CTNT, các mơ hình phát triển chương trình nhà trường

Trích theo tác giả Nguyễn Đức Chính với cơng trình “Phát triển chương trình giáo dục”, NXB giáo dục (2017), [13, tr. 102-104]:

Skilbeck (1984, theo Marsh và cộng sự 1990.tr 48) đã định nghĩa về phát triển CTNT như sau: “Phát triển CTNT là việc một cơ sở GD lập kế hoạch, thiết kế, thực thi và đánh giá chương trình học tập của HS trường mình”.

đó một số hay tồn thể các thành viên trong trường lập kế hoạch thực thi và đánh giá một hay nhiều khía cạnh trong chương trình mà nhà trường đang sử dụng. Đó có thể là sự điều chỉnh chương trình hiện có, chấp nhận khơng thay đổi, hoặc sáng tạo một chương trình mới. Phát triển CTNT là một nỗ lực tập thể trong khuôn khổ một chương trình khung được thừa nhận mà không bị ngăn trở bởi bất kì nỗ lực cá nhân của các GV hay các nhà quản lý khác”

Tổ chức OECD định nghĩa về phát triển CTNT như sau: “Phát triển CTNT là một quá trình, trên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường, hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhà trường trong việc thực thi chương trình giáo dục – nhằm tạo ra sự phân quyền, trách nhiệm và sự kiểm soát giữa chính quyền trung ương và địa phương, để nhà trường có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có thể tự quản lý quá trình phát triển của trường mình” (OECD, 1979 Tr 4).

Trên cơ sở các quan điểm, định nghĩa nêu trên về phát triển CTNT, một số tác giả trong đó có Brady (1992) đã nêu những luận cứ cơ bản của phát triển CTNT là:

(1) Lôi cuốn sự tham gia của GV vào các quyết định liên quan đến phát triển và thực thi chương trình.

(2) Có thể liên quan đến một bộ phận GV chứ khơng phải tồn thể GV. (3) Đó có thể là một chương trình “lựa chọn và điều chỉnh” chứ khơng phải một chương trình mới hồn tồn.

(4) Đó chỉ bao gồm việc thay đổi vị trí trong trách nhiệm của nhà trường trong các quyết định có liên quan đến chương trình chứ khơng đề cập tới quan hệ khác của nhà trường với các cấp quản lý.

(5) Đây là một q trình liên tục và năng động lơi cuốn GV, HS, cộng đồng tham gia.

(6) Thỏa mãn nhu cầu của nhiều cấu trúc hỗ trợ. (7) Làm thay đổi vai trò truyền thống của GV.

Qua các quan điểm trên theo tôi: Phát triển CTNT là một q trình trong đó CBQL, GV căn cứ vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu GD, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, điều chỉnh chương trình hiện có để được một chương trình mới, lập kế hoạch thực thi và đánh giá chương trình mới của nhà trường. Phát triển CTNT chính là phương tiện để đưa chương trình tiến gần tới nhu cầu nguồn lực của học sinh và cộng đồng.

Các mô hình phát triển CTNT

Xuất phát từ quan điểm trên thực tế, đã có nhiều mơ hình phát triển chương trình nhà trường. Trong cơng trình “Phát triển chương trình giáo dục”, NXB GD (2017), tác giả Nguyễn Đức Chính đề cập đến các mơ hình phát triển CTNT như sau:

(1) Mơ hình phát triển chương trình lấy chuyên gia là trung tâm. Trong mơ hình này, chun gia phát triển chương trình có vai trị quyết định đối với việc thiết kế chương trình. Giáo viên, các nhà quản lý… chỉ là người thực thi.

(2) Mơ hình phát triển chương trình có sự tư vấn của các chun gia. Trong mơ hình này, các nhà quản lý, giáo viên có vai trị quyết định đối với quá trình phát triển chương trình, song họ cần sự tư vấn của chuyên gia từ bên ngoài trong những trường hợp cần thiết.

(3) Mơ hình phát triển chương trình có tư vấn từ bên trong. Trong mơ hình này, những người tham gia phát triển chương trình là các nhà quản lý và giáo viên trong trường. Tuy nhiên nhóm này thường xuyên có các cuộc tham vấn với đồng nghiệp trong trường, nhất là khi giữa họ nảy sinh những ý kiến không thống nhất.

(4) Mơ hình thỏa thuận. Đây là mơ hình thể hiện sự phân cấp rộng rãi trong phát triển chương trình nhà trường. Phát triển chương trình khơng cịn là quyền của các chuyên gia, cũng không chỉ là quyền của một nhóm, mà là sự thỏa thuận, chia sẻ, bình đẳng giữa giáo viên và cả HS. Tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung, cách dạy, cách học, kiểm tra, đánh giá đều được thảo luận, thỏa thuận giữa người dạy và người học.

1.4.4. Phát triển chương trình mơn học – kĩ năng nghề nghiệp quan trọng nhất của nghề thầy

Kỹ năng phát triển chương trình nhà trường là một trong những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng nhất của nghề thầy. Điều này đòi hỏi việc thay đổi phải từ gốc rễ: từ quá trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm và các đợt bồi dưỡng. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên phải được học về các phương pháp, cách thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, điều chỉnh và thiết kế lại chương trình khung - cốt lõi mỗi môn học. Đồng thời, phải liên kết, hợp tác được với giáo viên các mơn học khác để có thể thiết kế được hệ thống chủ đề, dự án học tập, các chun đề tích hợp nội mơn hoặc liên mơn và tổ chức, kiểm sốt được q trình thực hiện các hoạt động học tập phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Thêm nữa, các giáo viên đã có nghề, thậm chí giỏi nghề đang dạy học trong các trường phổ thông hiện nay cũng chưa được đào tạo lại để có thể đáp ứng được việc chủ động trong nghiên cứu, thiết kế, mở rộng và phát triển chương trình mơn học (CTMH) nói riêng và CTNT nói chung một cách có hệ thống. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý các nhà trường cũng còn đang phải lúng túng trong việc triển khai chủ trương phát triển CTNT, CTMH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và phát huy sức sáng tạo liên tục của đội ngũ giáo viên.

Đặc biệt là áp lực và thói quen của việc thụ động thực hiện một chương trình và một bộ sách giáo khoa đã quá lâu ngày tạo nên sức ỳ của cả các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Đó là những thách thức không dễ vượt qua. Nhưng cơ hội là gì?

Nếu thực sự làm tốt được hoạt động PTCT thì chúng ta sẽ tạo ra được một hệ thống giáo dục đầy sáng tạo và năng động. CBQL và mỗi giáo viên thực sự vừa là một nhà sư phạm, nhà khoa học và nhà văn hoá. Người thầy không những chỉ là người truyền thụ kiến thức một chiều từ sách vở mà còn là người thiết kế, tổ chức để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức khoa học từ nhiều

nguồn khác nhau dưới sự dẫn dắt, định hướng của thầy. Học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập, tri thức được kiến tạo thông qua các hoạt động thực tế. Và điều quan trọng nhất: nhà trường thực sự chủ động trong việc thực hiện chương trình giáo dục, chương trình mơn học có giá trị và bản sắc rõ nét. Chỉ có như vậy mới nâng cao được chất lượng mơn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, đồng thời có cơ hội bắt kịp với các nền giáo dục tiên tiến.

Phát triển chƣơng trình mơn học đƣợc tiến hành theo ba giai đoạn: chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến

Giai đoạn chuẩn bị:

*Phân tích nhu cầu với các nội dung

Nghiên cứu chương trình mơn học (xác định những nội dung mới, khó, mối liên hệ với các nội dung đã học ở những năm trước, mối liên hệ với những nội dung các mơn gần…).

Tìm hiểu đối tượng học sinh năm nay (kiến thức nền cần có để học môn học, hứng thú với môn học, phong cách học môn học).

Bối cảnh địa phương (cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học mơn học hiện có trong trường, những nội dung mơn học có thể liên hệ với thực tiễn địa phương ….)

* Xây dựng mục tiêu môn học, chi tiết tới từng bài học.

Kết quả của khâu phân tích nhu cầu là căn cứ để xây dựng mục tiêu môn học. (nghĩa là mục tiêu môn học phải đáp ứng yêu cầu của chương trình quốc gia, phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh địa phương)

Xác định mục tiêu môn học là khâu quan trọng nhất trong phát triển chương trình nhà trường, quyết định chất lượng quá trình dạy học, làm cơ sở cho hoạt động đánh giá trong suốt quá trình dạy học. Mục tiêu qui định những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà học sinh với sự giúp đỡ của giáo viên phải và có thể đạt được sau một năm học. Mục tiêu phải được xã định trên cơ sở

Thang nhận thức của Bloom, và được hành vi hóa tương ứng với các bậc nhận thức cần đạt (thơng hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo). Mục tiêu mơn học phải được chi tiết hóa tới từng bài học. Tổng mục tiêu của các bài học phải tương ứng với hệ mục tiêu môn học.

* Xây dựng kế hoạch dạy học.

Trên cơ sở nghiên cứu môn học, người học, bối cảnh dạy học, xác định mục tiêu môn học, bài học cần tổ chức để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học mơn học cho từng học kì và cả năm học, chi tiết tới từng buổi học.

* Xây dựng kế hoạch đánh giá trong suốt quá trình dạy học * Chuẩn bị học liệu cho cả môn học.

Giai đoạn thực thi

Việc làm quan trọng nhất trong giai đoạn này là tổ chức thiết kế kế hoạch bài học (giáo án).

Kế hoạch bài học phải ghi rõ mục tiêu cần đạt (hành vi hóa theo thang nhận thức, lượng hóa và khả thi với học sinh, bối cảnh), các hoạt động tương ứng với từng mục tiêu, phương án tổ chức các hoạt động, các hình thức gợi mở, hướng dẫn, đánh giá học sinh sau mỗi hoạt động).

Tiếp theo là tổ chức để giáo viên thực hiện kế hoạch bài học, cuối cùng là đánh giá, rút kinh nghiệm.

Giai đoạn đánh giá cải tiến

Sau mỗi bài học yêu cầu giáo viên ghi lại những điều cần bổ sung cho giờ sau để cuối học kì có cơ sở đánh giá cải tiến cho năm học sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)