Biện pháp 4: Nguồn lực tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 114 - 116)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

3.3.4. Biện pháp 4: Nguồn lực tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển

trình mơn tốn cho GV trường THCS

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Nguồn lực bồi dưỡng là điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng. Trong đó đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có vai trị lớn trong việc quyết định chất lượng bồi dưỡng. Để đảm bảo tính chủ động trong công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về phát triển chương trình mơn tốn cho GV, BGH nhà trường cần huy động tốt nguồn lực, xây dựng lực lượng giảng viên, báo cáo viên đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng một cách hiệu quả.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tìm hiểu kỹ năng của một số chuyên gia về chương trình, phát triển chương trình, quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS; mời chuyên gia làm báo cáo viên trong từng đợt bồi dưỡng.

gia về nội dung bồi dưỡng, các kỹ năng cần nâng cao cho GV, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, hiệu quả bồi dưỡng cần đạt được và những yêu cầu báo cáo viên cần thực hiện trong hoạt động bồi dưỡng: Tài liệu bồi dưỡng, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức, kết quả cần đạt được ở GV tham gia bồi dưỡng.

Xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán, báo cáo viên kiêm chức từ một số nhà trường có kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức điều hành hoạt động và bề dày kinh nghiệm giảng dạy, trong bồi dưỡng GV về mơn Tốn, phát triển chương trình nhà trường và đánh giá chương trình.

Rà sốt, đánh giá chất lượng, kiện tồn đội ngũ giáo viên cốt cán, báo cáo viên của trường hay cụm trường; xây dựng tiêu chuẩn cho đội ngũ giáo viên cốt cán, báo cáo viên đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người tham gia bồi dưỡng.

Thiết lập, xây dựng mối quan hệ phối hợp với địa phương, xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo để có sự ủng hộ, tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn giảng viên cấp cao, các chuyên gia trong đào tạo nâng cao kỹ năng cho GV Toán của trường.

BGH phải có sự kiểm tra thường xuyên mức độ thực hiện việc lên lớp của giáo viên cốt cán, báo cáo viên và quá trình học của học viên để kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức lên lớp.

Xây dựng tiêu chí đánh giá báo cáo viên cấp trường, cụm trường, gắn trách nhiệm việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên với từng báo cáo viên, giáo viên cốt cán; tổ chức đánh giá, biểu dương, khen thưởng giảng viên, báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, được học viên tham gia tập huấn đánh giá cao.

Tìm nguồn tài chính để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng. Hoặc thực hiện xã hội hóa nguồn tài chính hỗ trợ học viên từ các nguồn đóng góp của các nhà tài trợ.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH nhà trường phải nắm vững kỹ năng của đội ngũ báo cáo viên; phải có kế hoạch xây dựng phát triển mạng lưới báo cáo viên là cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các nhà trường.

Phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các chuyên gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trường THCS trong huyện để có thể mời cán bộ tham gia tập huấn cho GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 114 - 116)