Chương trình nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 46)

1.4. Một số vấn đề lí luận về chƣơng trình và phát triển chƣơng trình

1.4.2. Chương trình nhà trường

Có rất nhiều quan niệm về CTNT. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính với cơng trình “Phát triển chương trình giáo dục”, NXB giáo dục (2017): “CTNT là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại hoặc (hiếm khi) thiết kế mới với sự tham gia của GV, các chuyên gia hoặc các bên liên quan cho phù hợp với đối tượng HS trong một bối cảnh dạy học cụ thể” [13, tr. 53].

Bộ GD New Zealand đưa ra định nghĩa sau về chương trình quốc gia và CTNT: “CTGD của New Zealand bao gồm các tuyên bố về chương trình

quốc gia quy định các nguyên tắc, các mục đích, mục tiêu cần đạt mà tất cả các trường học của New Zealand được yêu cầu phải tuân thủ” [13, tr. 53].

“CTNT bao gồm những cách thức nhà trường thực hiện các tuyên bố trong chương trình quốc gia. Chương trình đó có tính đến nhu cầu, ưu tiên, các nguồn lực của địa phương và được thiết kế với sự tham gia của cộng đồng nhà trường” [13, tr. 53].

Bộ GD New Zealand còn bổ sung: “CTGD của New Zealand đảm bảo

sự mềm dẻo, cho phép các trường cùng GV thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu học tập của HS mình. CTNT được tổ chức linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của mỗi HS, phù hợp với cách hiểu mới về các phong cách học khác nhau của HS, phù hợp với những thay đổi trong điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với những yêu cầu và kỳ vọng của cộng đồng địa phương”[13, tr. 53]

Từ những nghiên cứu trên theo tác giả: CTNT là chương trình quốc gia được điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại với sự tham gia của GV, các chuyên gia, của cộng đồng nhà trường cho phù hợp với đối tượng HS, với điều kiện của nhà trường và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

Từ cách hiểu về CTNT như trên, ta thấy, khi xác định chủ thể quản lý thực hiện chương trình, có thể hiểu: chương trình quốc gia do Bộ GD và ĐT quản lý; chương trình giáo dục địa phương do các sở GD và ĐT quản lý; chương trình nhà trường do Hiệu trưởng xây dựng, quản lý và người thực hiện là các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)