Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 106 - 110)

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng phát triển

3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

GV các trường THCS về bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT

3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn và GV là chủ thể tham gia vào quá trình GD. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GD trong nhà trường chính là yếu tố kỹ năng và năng lực của CBQL, GV. Việc nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ này về sự cần thiết của việc BD được coi là biện pháp quan trọng, chủ đạo, là điều kiện không thể thiếu để nâng cao vai trị, nâng cao chất lượng cơng tác BD kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV, đáp ứng yêu cầu về đổi mới mơn tốn trong chương trình GDPT tổng thể và định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.

Nâng cao nhận thức giúp GV thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng, nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao nhận thức nhằm giúp cho GV xác định được mục tiêu BD kỹ năng phát triển chương trình để làm gì, từ đó xác định cho mình động cơ học tập, BD đúng. Khi người GV xác định được việc học tập, BD là để trang bị cho mình kỹ năng làm việc cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD và ĐT thì họ sẽ tích cực học tập, BD nhằm có được những kiến thức và kĩ năng phát triển chương trình tốt hơn. Cái biết quan trọng nhất của GV khi tham gia BD là biết cách BD, đặc biệt là cách tự BD. Tuy nhiên, công tác BD cho GV còn phải nhằm mục tiêu xa hơn nữa là biết cách vận dụng sáng tạo các nội dung đã BD vào việc xây dựng phát triển chương trình tại trường.

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV nhằm tháo bỏ rào cản đã ăn sâu vào tiềm thức là thói quen cũ, ý thức đổi mới chậm, xác định lợi ích khơng rõ ràng, phong cách làm việc theo lối mịn, ít sáng tạo chủ yếu dựa vào những cái có sẵn. Giúp cho GV nhận thức được việc tự học, tự BD để nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng phát triển chương trình là việc làm thường xuyên. Đó cũng chính là u cầu của ngành GD và địi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất của mỗi GV.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình cho GV tốn trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, trước hết cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho GV về sự cần thiết phải thực hiện phát triển chương trình nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, thực hiện u cầu của bộ mơn Tốn hiện nay cụ thể là:

Phải làm cho GV có nhận thức đúng về quan điểm, đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước và quan điểm phát triển chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ GD và ĐT.

Làm cho GV nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng, giá trị của việc phát triển chương trình trong nhà trường nói chung và CTMT nói riêng.

trình độ nghề nghiệp, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch bộ môn là việc làm thường xuyên trong suốt q trình cơng tác. Đó cũng chính là u cầu của ngành và đòi hỏi của xã hội đối với mỗi người GV trường THCS.

Để giúp GV nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, chương trình mơn tốn, BGH cần:

Tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của các cấp về giáo dục và đào tạo tới toàn thể GV cụ thể là: Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; Chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD và ĐT và các văn bản liên quan…

Thực hiện tuyên truyền phổ biến trong các hội nghị, hội thảo về chính sách, quy chế, quy định của ngành, định hướng phát triển giáo dục đào tạo, yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục và đào tạo, những hạn chế yếu kém của giáo dục các trường THCS huyện Lâm Thao nói chung và của mơn Tốn nói riêng. Giúp GV thấy được thực tiễn phát triển và biến đổi của nền kinh tế, biến đổi của xã hội và những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, làm cho mỗi cán bộ, GV tạo cho mình tầm nhìn rộng, dự báo tình hình phát triển giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng trong thời gian tiếp theo.

Phân tích, tư vấn giúp GV nhận thấy được sự tụt hậu về kỹ năng của bản thân trong công tác dạy học và giáo dục so với yêu cầu chung của ngành, từ đó giúp GV nhận thức phải tự bồi dưỡng để phát triển kỹ năng bản thân đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành GD và của mơn Tốn.

Hàng năm căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD và ĐT, BGH phải chủ động xây dựng kế hoạch BD để nâng cao nhận thức của GV về sự cần thiết của việc BD kỹ năng phát triển CTNT, CTMT như: Kỹ năng xác định mục

đích, mục tiêu CTMT; Kỹ năng rà sốt lại chương trình và sách giáo khoa; Kỹ năng chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học cho mỗi môn học, lớp học theo định hướng mới.

Kỹ năng thiết kế chương trình, xây dựng chủ đề mơn Tốn; Kỹ năng lựa chọn, đề xuất các hình thức tổ chức dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung mơn Tốn và điều kiện cụ thể của nhà trường…

Phân công PHT phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng, báo cáo viên trực tiếp triển khai chương trình hành động theo chỉ đạo của Phịng GD và ĐT về các nội dung trên. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở GV nghiêm túc thực hiện quy trình, cách thức, các hoạt động và sản phẩm của từng hoạt động trong phát triển CTMT đạt hiệu quả.

BGH phải bồi dưỡng để GV tốn trường THCS có kỹ năng kiến tạo, xây dựng và phát triển chương trình mơn tốn; kỹ năng chỉ đạo GV rà sốt các mơn học và các hoạt động trong phát triển CTMT.

Thực tế cho thấy, ngồi các kiến thức chun mơn nghiệp vụ đã được học và tích lũy trong q trình học tập và cơng tác; song người GV phải được bổ sung, trang bị thêm và cập nhật mới những kiến thức về cách rà sốt chương trình mơn tốn hiện hành của nhà trường; tìm và loại bỏ những nội dung kiến thức lạc hậu hoặc có tính hàn lâm q khó đối với HS; khả năng cấu trúc sắp xếp lại chương trình; cách xây dựng chủ đề mơn tốn; biết cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả trong q trình thực hiện kế hoạch giảng dạy; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học.

Bồi dưỡng để GV làm tốt công tác dạy học và GD HS; đặc biệt, khi thực hiện phát triển chương trình mơn Tốn thì GV phải có kỹ năng chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo mơn học; có khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin và phải có kỹ năng dạy học tích hợp, liên mơn; dạy học theo chủ đề.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của phòng GD và ĐT, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đối với các trường THCS trong công tác bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV.

Bên cạnh đó, chi bộ, BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần quán triệt tốt về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động BD kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, CTMT cho GV.

Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của các báo cáo viên, CBQL nhà trường đối với hoạt động BD kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV. BGH cần quan tâm lựa chọn giảng viên, mời chun gia có trình độ chun sâu cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Có sự hưởng ứng mạnh mẽ của các cấp, các ngành và toàn xã hội về nội dung phát triển CTNT, CTMT, GV phải có ý thức tự BD, cập nhật kiến thức, kĩ năng, nội dung, quy trình thực hiện phát triển CTMT; nâng cao kỹ năng sư phạm và kỹ năng phát triển CTMT cho bản thân.

Phải có cơ chế tài chính và điều kiện cơ sở vật chất; thời gian và các nguồn lực khác đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)