Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 92 - 100)

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển

trình mơn tốn cho giáo viên của trường THCS huyện Lâm Thao

2.3.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV các trường THCS

Trong trường THCS một trong những phương pháp quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường quan trọng nhất là quản lý bằng kế hoạch. Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện trên kế hoạch và tất cả CB, GV, NV đều dựa trên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ. Qua kế hoạch để theo dõi thực hiện, đánh giá q trình và kết quả thực hiện cơng tác quản lý cũng như mọi hoạt chun mơn. Để tìm hiểu thực trạng này, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV các nhà trường về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV các trường THCS trong huyện. Tác giả đánh giá theo 5 mức độ: Rất tốt (1); Tốt (2); Bình thường (3); Khơng tốt (4); Rất khơng tốt (5)

* Quy ước: Mức độ nhận thức: Rất tốt: 4 điểm; Tốt: 3 điểm; Bình thường: 2 điểm; Chưa tốt: 1 điểm; Rất chưa tốt: 0 điểm, sau đó nhân với số phiếu tán thành ở từng mức độ thực hiện, ta tính được tổng số điểm (Σ) đem chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X chung.

* Chuẩn đánh giá:

Trị số trung bình X từ 3,50 đến 4,00 - Rất tốt; Trị số trung bình X từ 2,50 đến 3,49 - Tốt;

Trị số trung bình X từ 1,50 đến 2,49 - Bình thường; Trị số trung bình X từ 1,00 đến 1,49 - Khơng tốt; Trị số trung bình X từ 0 đến dưới 1,0 - Rất không tốt. Kết quả thu được ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Đánh giá của GV về công tác xây dựng kế hoạch BD kỹ năng phát triển CTMT cho GV các trường THCS

STT Lập kế hoạch Ý kiến Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển

chương trình cho cả năm. 24 26 10 5 0 3,06 2 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển

chương trình cho từng học kỳ. 0 0 0 65 0 1 3 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển

chương trình cho từng tháng. 0 0 0 65 0 1 4 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển

chương trình cho từng tuần. 0 0 0 0 65 0 5 Kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển

chương trình trong các hoạt động khác. 24 28 8 5 0 3,09

Trung bình chung 1,63

Phân tích kết quả khảo sát trong bảng trên ta thấy mặc dù việc lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng PTCT cho CBQL và GV các trường THCS đã được quan tâm, song chưa có tính sáng tạo, chưa cụ thể và chưa linh hoạt. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng tập trung ở kế hoạch cả năm học và còn chủ yếu lồng trong các hoạt động GD khác; trong khi đó, kế hoạch phát triển CTNT, CTMT chưa được quan tâm nhiều. Kết quả cụ thể được thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.1. Đánh giá công tác XDKH bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn

Qua biểu đồ ta thấy nội dung lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTNT, CTMT cho GV trường THCS cần rút kinh nghiệm ở những vấn đề:

- BGH các trường phải xây dựng và ban hành kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của cấp học, phát triển năng lực học sinh theo đặc điểm của mỗi địa phương.

- Kế hoạch bồi dưỡng được triển khai thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ và giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho mỗi GV… được tiến hành hàng năm vào đầu năm học. Đồng thời, phải có kế hoạch cụ thể chia theo từng giai đoạn.

- Kế hoạch phải bám sát với đổi mới nội dung, chương trình, SGK mới. - Kế hoạch phải bám sát năng lực của đối tượng bồi dưỡng và phải có tính khả thi cao.

Đánh giá chung: Như vậy, công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV các trường THCS của BGH các trường cần chi tiết và linh hoạt hơn; đối tượng bồi dưỡng là các GV dạy Toán các trường THCS với trình độ, năng lực và kỹ năng khơng đều nhau. Do vậy, cần có các giải pháp và thời gian phù hợp để thực thi có hiệu quả.

2.3.4.2. Cơng tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV Toán các trường THCS huyện Lâm Thao

Tổ chức thực hiện là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Bởi vì, sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp một cách hợp lý thì phải có người lãnh đạo điều khiển các chuỗi hoạt động đó.

Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận đồng thời xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, tiếp

theo là xây dựng qui chế hoạt động. Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu.

Để tìm hiểu thực trạng này, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV dạy toán các nhà trường. Phiếu khảo sát, quy ước và chuẩn đánh giá được thực hiện như ở bảng 2.14. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14. Công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT của BGH cho GV Toán các trường THCS huyện Lâm Thao

STT Nội dung thực hiện Ý kiến Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức chỉ đạo BD GV

trường THCS về kỹ năng phát triển CTMT. 0 20 25 30 0 2 2 Sắp xếp bộ máy quản lý hoạt động BD 0 12 45 5 3 2,01 3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng từ người chỉ huy

đến người điều hành và các GV cốt cán. 0 35 22 5 3 2,37 4 Sắp xếp công việc hợp lý, xây dựng cơ chế phối

hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung. 0 18 35 10 2 2,06 5 Chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên đảm bảo các

yêu cầu đặt ra 0 0 18 40 7 1,17

6 Tạo môi trường BD, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm 0 17 36 10 2 2,04 7 Tổ chức đa dạng hóa hoạt động bồi dưỡng 0 0 18 40 7 1,17

Trung bình chung 1,80

Từ kết quả thống kê cho thấy các biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS đã được BGH các trường quan tâm, đó là các nội dung: (1) (3) (6). Các nội dung được đánh giá ở mức bình thường. Cịn các nội dung khác rất quan trọng như: (5) (7)

điểm đạt được dưới 2; điều đó có nghĩa cơng tác này khơng tốt, chưa được BGH các trường quan tâm, chú trọng thực hiện. Kết quả cụ thể được thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.2. Đánh giá công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn

Thực tiễn cho thấy, công tác tổ chức bồi dưỡng là rất quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công của hoạt động bồi dưỡng. Nội dung cơng tác này chính là việc thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với nhau, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực thậm chí cịn làm giảm sút hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Do vậy, BGH các trường phải chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, giáo viên có nhiều kinh nghiệm phát triển CTMT; chuẩn bị và biên tập tài liệu bồi dưỡng.

Việc chuẩn bị báo cáo viên là khâu vơ cùng quan trọng địi hỏi BGH phải quan tâm đầu tư cơng sức, trí tuệ và nguồn lực hỗ trợ; lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn cho GV. Có như vậy, cơng tác tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển CTMT cho GV mới đạt hiệu quả đề ra.

2.3.4.3. Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS huyện Lâm Thao

Chỉ đạo trong hoạt động bồi dưỡng là một nội dung đặc thù rất quan trọng của BGH nhà trường. Theo chỉ đạo của Phòng GD và ĐT, BGH các trường phải ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm đúng với kế hoạch, với nhiệm vụ được phân cơng trong q trình BD. Tạo động lực để cho báo cáo viên, học viên tích cực hoạt động… Chỉ đạo thực hiện hoạt động BD kỹ năng phát triển CTMT cho GV thực chất là khâu chỉ đạo thực hiện kế hoạch của BGH đã xây dựng.

Để tìm hiểu thực trạng này, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát đối với CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV dạy toán các trường. Phiếu khảo sát, quy ước và chuẩn đánh giá được thực hiện như ở bảng 2.15. Kết quả khảo sát:

Bảng 2.15. Công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT của BGH các trường

STT Nội dung Ý kiến Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dẫn BD, tự

BD kỹ năng PTCT mơn Tốn 0 0 28 32 5 1,35 2 Chỉ đạo nâng cao kỹ năng của báo cáo viên. 0 0 23 30 2 1,47 3

Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức BD cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng BD và điều kiện của địa phương.

0 23 25 15 2 2,06

4 Chỉ đạo việc biên chế, tổ chức các thành viên

của lớp và công tác quản lý lớp bồi dưỡng. 0 20 24 8 3 1,78 5

Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung BD

0 5 26 25 9 1,41

6

Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả BD và phản hồi thông tin tới các cấp quản lý giáo dục về mức độ hiệu quả của hoạt độngBD.

0 0 45 15 5 1,61

Biểu đồ 2.3. Đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn

Qua số liệu thống kê tại bảng 2.15 và biểu đồ cho thấy các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phát triển CTMT cho GV còn chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Điểm trung bình chung của cơng tác này chỉ đạt 1,61/4 điểm. Điều đó cho thấy: đây vẫn là khâu yếu hơn cả trong việc bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV của BGH các trường. Đáng lưu ý hơn, một số nội dung rất quan trọng trong khâu chỉ đạo thực hiện là 1,2,4,5,6 đều đạt điểm thấp, dưới 2 điểm; điều đó có nghĩa nội dung này còn nhiều hạn chế. Cịn có nội dung chưa thực hiện thường xuyên như: Chỉ đạo công tác tổ chức, phối hợp với các trường trên địa bàn huyện để triển khai bồi dưỡng; Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng....

2.3.4.4. Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà BGH các trường có được thơng tin để đánh giá kết quả công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, những phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu

được một cách trung thực để đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, đó là cơ sở để đề xuất những quyết định thích hợp nhằm cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Để làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS huyện Lâm Thao, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát đối với CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV dạy toán các nhà trường. Phiếu khảo sát, quy ước và chuẩn đánh giá được thực hiện như ở bảng 2.16. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.16. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT của BGH cho GV các trường THCS huyện Lâm Thao

STT Nội dung Ý kiến Điểm

TB

1 2 3 4 5

1

Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng.

0 0 35 22 6 1,4

2

Kiểm tra các nguồn lực phục vụ BD: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực cơng nghệ thông tin...

0 0 35 30 5 1,53

3

Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT của GV trường THCS: trên lớp và tự bồi dưỡng.

0 0 45 10 10 1,53

4

Kiểm tra kết quả triển khai tự BD thông qua hoạt động PTCT mơn Tốn theo kế hoạch, áp dụng theo các chủ đề hay theo tiết, bài học, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm cho hoạt động đổi mới và tự BD của GV.

0 0 45 11 9 1,55

Trung bình chung 1,50

Kết quả khảo sát cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điểm trung bình chung của cơng tác này chỉ đạt 1,5/4 điểm;

điều đó chứng tỏ cơng tác kiểm tra, đánh giá của BGH đối với hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển CTMT cho GV trường THCS còn hạn chế nhất định. Kết quả đó thể hiện qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.4. Đánh giá công tác kiểm tra hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình mơn Tốn

Từ biểu đồ kết quả khảo sát trên, đặt ra yêu cầu đối với BGH các trường cần phải tăng cường làm tốt hơn nữa công tác này, nhất là kiểm tra công tác lập kế hoạch, kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV... Đồng thời, trên cơ sở các tiêu chí về chuẩn giáo viên, cần xây dựng các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá giáo viên sau các đợt bồi dưỡng kỹ năng PTCT để có thể nhận định dễ dàng, chính xác hiệu quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình môn toán cho giáo viên trường trung học cơ sở của huyện lâm thao, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)